Ký Sự Hành Hương Ấn Độ 11/ 2013

06/03/20146:59 CH(Xem: 10025)
Ký Sự Hành Hương Ấn Độ 11/ 2013
chuabodeus-ky-su-hanh-huong-an-do
Ký sự về chuyến hành hương Đường về Xứ Phật
từ ngày 6 /11 đến 20 /11 /2013 do chùa Bồ Đề tổ chức .       
 


IMG_1631





 
 
Phật tử Nguyên Phúc
Hôm nay là ngày đặc biệt , tôi thức giấc sớm hơn mọi khi , đồng hồ trên tường chỉ hơn 4 giờ sáng .
Ngày 6 tháng 11 ngày bắt đầu chuyến hành hương đường về Đất Phật . Không nôn nao như những lần về thăm quê hương để mong gặp lại người thân , bạn bè sau bao năm xa cách , hoặc thích thú như những chuyến du lịch mong tìm những chân trời mới lạ nơi xứ người  , mà lần này cảm thấy lòng mình thật tĩnh lặng vì biết sẽ đến cái nôi của Phật giáo , nơi cho những đức tin của những người Phật tử  cần phải đến một lần trong đời mình .                                                                                                                                                                                                                                      
Tôi xem xét hành lý trong chuyến hành hương lần nữa , trước khi bước xuống thang lầu ra bên ngoài . Trời vẫn còn tối mặc dù đã gần 6 giờ sáng , khí trời lành lạnh của cuối thu ở Cali vẫn dễ chịu hơn những vùng Đông Bắc Hoa kỳ khi tôi mới đến với những năm tháng dài của những ngày tỵ nạn  . Tôi thắp nhang lễ Quan Thế Âm Bồ Tát đặt trong khu vườn nhỏ xinh xắn giữa 2 căn nhà , sau lưng bức tượng là cây ổi xá lỵ  , bên cạnh cây mận và thác nước cùng cây đèn bằng đá thắp sáng thờ Phật về đêm , và bước ra xe  mà con rể tôi đang nổ máy đợi chờ .                                                                                             Xe qua đại lộ Brookhurst rẻ sang Endiger và vào đường New Hope . Thành phố vẫn  tối mù sương như đang còn trong cơn say ngủ  , hàng đèn dọc theo lộ mờ nhạt ở cuối đường , phố vắng tanh chỉ thỉnh thoảng một vài chiếc xe vội vả vụt qua . Đến chùa Bồ Đề gần đúng 7 giờ sáng , mọi người vẫn chưa đến đủ , tôi vào chào Thầy trụ trì Đại Đức Thích Đồng Châu người hướng dẫn phái đoàn hành hương lần thứ 4 này . Người Thầy tầm thước với khuôn mặt tròn đầy cằm nở mắt sáng , vành môi cong lên ở phía cuối khiến cho mặt Thầy lúc nào cũng vui tươi rạng rỡ  làm cho người đối diện dễ gần gủi hơn . Thầy mời mọi người ăn chén mì ống súp chay nóng cho ấm bụng trước khi lên đường . Tôi vào lễ Phật nơi chánh điện và cúng một ít nơi thùng công đức . Chùa Bồ Đề không bề thế cao lớn như những chùa khác ở Cali , nhưng xung quanh chùa rộng rải , thoáng đãng và sạch sẽ với những nhà nối tiếp nhau , phía phải bên kia bức tường thấp có lối đi qua chùa là dẫy nhà khang trang đầy đủ tiện nghi , dành cho khách vãng lai ở lại qua đêm và kề bên là căn phòng lớn nhìn ra đường lớn dành cho các em  đến học tiếng Việt cuối tuần do các Phật tử thiện nguyện của chùa đảm trách .

Đoàn đi gồm 21 người kể cả Thầy hướng dẫn , trong đó có Hòa thượng Thich Quang Mẫn , Ni sư Như Minh , ni cô Diêu Tịnh , gia đình anh Xuân 4 người từ tiểu bang Oregon , chị Sương từ San Jose , chị Vân và con gái từ vùng Washington DC , còn lại tất cả đều ở Nam Cali .

Dự định xe sẽ khởi hành từ chùa đúng 8 giờ sáng nhưng chị Diệu Thiện kẹt xe trên xa lộ nên mãi gần 9 giờ chúng tôi  mới bắt đầu đi về Phi trường Los Angeles . Chuyến bay của hãng hàng không Asiana  Airlines cất cánh gần  12 giờ trưa trực chỉ Seoul thủ đô Hàn quốc . Với đoạn đường dài xuyên đại dương gần 14 tiếng phi cơ đã đáp xuống thủ đô đúng 6 :10 phút chiều ,  nơi có món Kim chi  đặc sản của Hàn quốc . Các cô tiếp viên trẻ Hàn quốc Asiana  Airlines xinh đẹp gần như giống nhau cả tuổi đời lẫn vóc dáng trên môi luôn nở nụ cười tươi tắn với đồng phục váy ngắn màu nâu nhạt ôm sát thân người , tóc búi quấn tròn phìa sau và chiếc khăn quàng nhỏ xinh xắn như cái nơ trên cổ màu hạt dẻ , xếp hàng nơi cửa ra vào cùng cúi đầu chào tạm biệt khách :Thank you – See you again  và vẫy tay chào mọi người  bye bye !

Ngày 8 tháng 11 ở Seoul phi trường Hàn quốc , đoàn chúng tôi đợi 1 tiếng để chuyển đổi máy bay vào Ấn độ. Từ đây đến phi trường Delhi thủ đô Ấn mất hơn 8 tiếng và khi đến nơi đã hơn quá nửa đêm  .
Hình ảnh đầu tiên nơi xứ Ấn đập vào mắt chúng tôi là những người đàn ông tương đối cao lớn da sậm màu với râu hàm én thật rậm mặc theo kiểu Tây phương ,  nhưng trên đầu luôn quấn khăn màu , gấp nhiều nếp dày như một cái nón gọn ghẽ thật chặt và các phụ nữ với mãnh vải lụa mềm mại đậm màu cuốn theo thân người đến tận gót chân .
DSCN1325
Đoàn hành hương chúng tôi được chào đón tại nơi cửa phi trường bởi 2 người Ấn , đó là Đại đức Ariyapala và người nữa có lẽ điều hành xe bus . Tất cả mỗi người trong đoàn đều được choàng vòng hoa tươi như một lời chào đón Welcome đến xứ sở cà ry ( curry ) này và cùng chung chụp hình lưu niệm . Đai đức Ariyapala cùng 2 đệ tử của Thầy theo đoàn suốt cuộc hành hương cho đến ngày cuối cùng chúng tôi về Mỹ . Và Chị Nhung đãm trách phần quay phim với sự trợ giúp của Bảo và Linh . Thầy Đồng Châu gọi đùa Chị là người “ anh hùng can đảm nhất “ bởi Chị đã đi hành hương với Thầy đến Ấn độ  quay phim 3 lần và chị bảo đây có lẽ là lần thứ 4 cũng là lần hành hương cuối cùng của chị .

Về Khách sạn Hanuwant Palace đã quá khuya và nghỉ đêm vài giờ tại đây , để rồi sáng dậy sớm điểm tâm và đổi tiền , cứ 100 dollards được 6000 rupees tiền Ấn độ . Chúng tôi lên đường ra phi trường bay tới Varanasi thành phố cổ trước Đức Phật ra đời 400 năm dọc theo bờ sông Hằng . Từ Varanasi Airport chúng tôi di chuyển bằng xe bus với đoạn đường khoảng 70 cây số nhưng khá lâu vì đường xấu và kẹt xe mãi đến gần chiều tối mới đến nơi tại nhà nghỉ Shurabhi , đó là nơi trú ngụ dành cho những người tu học của chùa Hàn quốc . Nhà cất theo dạng vòng tròn cánh cung bề thế 2 tầng khá đẹp nhiều phòng ngủ , mỗi phòng có 3 giường  . Có lẽ trên 50 phòng ngủ nhưng rất thiếu thốn tiện nghi .
Đoạn đường từ phi trường đến đây nhà cửa thưa thớt , bên trong là những cánh đồng lúa chín vàng xen lẫn những ruộng mía màu xanh xa tít đến tận bìa rừng , hoặc thỉnh thoảng vài khóm tre hay lùm cây ở nơi bờ ruộng . Hình ảnh này làm cho khách xa nhà gợi nhớ quê hương ở những nẻo đường xuôi ngược miền trung Việt  . Có lẽ không nơi nào nhiều bụi bặm như đoạn đường này mỗi khi xe đi qua , những hàng cây xanh lá bên vệ đường nay tất cả đều được phủ một lớp phấn bụi màu nâu dày đặc . Hầu hết ở Ấn Độ rất ít xe gắn máy và luật giao thông ở đây giống ở Anh quốc , Thái lan tất cả xe cộ chạy về phía trái con đường .
IMG_1491









Ngày 9 tháng 11 đoàn chúng tôi đang ở thành phố Varanasi nơi có dòng sông Hằng đi qua , và nơi đây được xem là linh thiêng nhất .  Sông Hằng dài hơn 2510 cây số bắt nguồn từ Hy mã lạp sơn của phía bắc Ấn độ qua Nepal xuyên Trung quốc , Bhutan và chảy về hướng đông nam đến Bangladesh và đổ vào vịnh Bengal .
Trời bên ngoài còn quá tối chỉ mới 4 giờ sáng nhưng mọi người đã thức giấc vội vả  đem hành lý ra xe , để kịp đến bờ sông ngắm cảnh đẹp ban mai của vầng Thái dương sắp ló dạng trên sông Hằng trước khi di chuyển đến nơi Thánh tích của Phật .

Xe dừng cách sông Hằng gần cây số để đi bộ vào . Thật bất ngờ và may mắn cho đoàn hành hương chúng tôi , hôm nay lại là ngày Lễ hội sông Hằng mỗi năm một lần .Từ các con đường trong thị trấn dẫn đến bờ mỗi lúc một đông hơn , những phụ nữ Ấn mặc áo lụa mềm mại quấn quanh người với nhiều màu sắc rực rỡ có cả thêu kim tuyến lóng lánh , và trên đầu là những mâm cúng gồm cả bánh trái  hoa quả , và đàn ông mang trên vai những cây mía vẫn còn ngọn lá đã được bó chặt vội vã đến bờ . Chúng tôi phải chen chân cho kịp theo đoàn kẻo lo bị lạc . Số người tham dự hôm đó theo Đại đức Ariyapala phải hơn triệu người , nhưng khổ nỗi những con bò lớn cản trở lối đi nằm thoải mái vô tư dọc trên lộ ngắm người qua lại chẳng ai chăn giữ không buồn tránh né , bởi Ấn độ theo đạo Hindu ( Bà la môn ) bò là con vật linh thiêng . Vì thế hầu như ai đi cũng phải cúi đầu nhìn xuống chân mình với cây đèn Pin nhỏ không khéo giẫm phải …phân bò đầy dẫy trên đường vừa mới  “ ị “ mà chúng tôi vẫn thường gọi đùa khi người đi trước báo động nói lớn  cho người đi sau kẻo đạp phải “ Mìn “ . Đến được bến bờ , ôi chao ! Cả một rừng người chen chúc nhau , chúng tôi khó khăn lắm mới chen chân xuống được thuyền nhỏ ra khơi . Thuyền đã tách bến ra khá xa chạy dọc theo bờ , những người Ấn từ đàn ông đến phụ nữ một số xuống tắm ngâm mình trong nước lạnh buổi sáng sớm ban mai , họ đứng cầu nguyện như bất động với vẻ mặt thành kính tột cùng . Dòng sông Hằng được xem như là nơi gột rửa mọi tội lỗi và nước sông được sử dụng rộng rãi trong các nghi lễ thờ cúng của đạo Hindu là quốc giáo của Ấn Độ . Uống nước sông Hằng trước khi chết là một điều lành và họ muốn hỏa thiêu thân xác bên bờ sông để được rải tro nơi đây . Thuyền chúng tôi chạy dọc theo bờ , dòng nước chảy xiết khá mạnh , trời nước mênh mông nơi này mà tôi có cảm giác như đang đi trên dòng sông Hậu Việt nam .
Từ xa nhìn vào bờ là cả một rừng người với y phục đầy màu sắc muôn màu rực rỡ chen lẫn vào nhau dài hằng cả mấy cây số , chẳng khác chi như một thãm hoa kết nối nhau trải dài trong ngày lễ Hội . Từ một góc dưới những tòa nhà cao tầng dọc theo bờ chúng tôi được chứng kiến cảnh đang hỏa thiêu  người chết và một xác bó chặt đặt kề bên đợi chờ . Trong khi trên sông các thuyền nhỏ cặp theo mời chào bán cá con được đựng trong các thùng nhựa để du khách có dịp làm phước phóng sanh . Đoàn chúng tôi cùng mua và cùngThầy đọc kinh thả cá về nguồn .

Trời hôm nay có nhiều mây che kín cả bầu trời , thời tiết khá lạnh và u tối  , nên mãi đến hơn 9 giờ mà vẫn chưa hề thấy ánh dương . Chúng tôi lên bờ ra xe từ đây đến thánh địa Sarnath dài khoảng 30 cây số nhưng đoạn đường quá xấu nên chạy khá lâu và dọc theo lộ là thị trấn với nhà cửa san sát kề nhau . Tại nơi đây chúng tôi khám phá ra một điều thú vị nơi xứ người là tất cả đàn ông Ấn họ luôn giữ vai trò buôn bán bên ngoài , từ cửa hàng lớn đến những quán tạp hóa nhỏ xíu trước cửa nhà  , còn phụ nữ lại lo đồng áng và nội trợ nên có phần vất vả . Phụ nữ quấn tấm vải quanh người đến gót chân nhưng để lộ hở phần da thịt nơi bụng là chúng ta biết chắc chắn họ đã có gia đình , để phân biệt với các cô gái chưa chồng được che kín  . Người con gái Ấn với đôi mắt to, mày rậm sắc nét , lông mi dài cong vút và cái mũi thẳng cao thanh tú trên khuôn mặt màu nâu sậm tạo cho họ cái vẻ đẹp  mạnh mẽ lạ lùng . Trước sân nhà gạch khang trang mỗi gia đình lại là nơi nuôi bò và gia súc , không như Việt nam mình đặt ở sau vườn , nên rất hôi hám và dơ bẩn . Phân bò tươi ở đây được phụ nữ Ấn trộn với rôm rạ quyện vào nhau bằng hai tay trần , nắn dẹp tròn tựa như cái bánh lớn cở miệng bát , rồi đập thật mạnh cho dính vào vách , hay sân nhà , hoặc trên thân cây đợi khô cứng để lấy ra làm chất đốt nấu các bữa ăn gia đình . Điều này không riêng gì Ấn độ mà cả  Nepal họ cũng đều làm như thế .
India Oct.2011 (454)Đoàn chúng tôi tiếp tục xuôi về Thánh địa Sarnath nơi có vườn Lộc Uyển . Đây là công trình tưởng niệm đầu tiên được nhìn thấy khi tiến vào Sarnath . Đó là khu di tích được xây toàn bằng gạch hình nón vun lên cao , trên đỉnh là khối tháp hình bát giác , đường kính thiết diện mặt đáy 28.5 m và cao 43.6 m . Sau khi trải qua 6 năm khổ hạnh không kết quả cùng nhóm 5 anh em Kiều Trần Như ( Kondanna ) , Đức Phật rời bỏ và Giác ngộ dưới cây Pipphala ( được đặt tên cây Bồ Đề - Giác ngộ ) sau 49 ngày Thiền Định nơi Bodhgaya ( Bồ đề Đạo Tràng ) . Sau khi Ngài Giác ngộ từ Bồ Đề Đạo Tràng Đức Phật đi  đến vườn Lộc Uyển đoạn đường dài khoảng 250 cây số trong 5 tuần lễ để gặp nhóm này . Chính nơi đây Đức Phật đến vào ngày trăng tròn của tháng Asalha để thuyết pháp đầu tiên đó là kinh Chuyển Pháp Luân và kinh Vô Ngã Tướng cho 5 anh em họ . Sau khi nghe xong tất cả đều chứng đắc quả vị A La Hán . Vì vậy Sarnath đã trở thành Thánh địa nổi tiếng , là nơi khai giảng Giáo pháp cũng là nơi Tăng đoàn ( Sangha ) Tu sĩ Phật giáo đầu tiên được thành lập . Chúng tôi cùng mặc áo dài lam tay cầm hoa súng màu sen , vừa đi 3 vòng xung quanh tháp vừa niệm “ Nam mô Bổn Sư Thich ca Mâu Ni Phật “ với chuông mỏ  trong tư thế trang nghiêm . Sau đó chúng tôi ngồi xuống tụng 3 bài kinh Chú Đại Bi , Bát Nhã Tâm Kinh , Sám Hối và cùng nhau quỳ hướng về Tháp 3 lạy . Nơi đây chúng tôi gặp rất nhiều đoàn hành hương từ các quốc gia khác đến trong đó có đoàn từ Sài gòn và Hà nội . Họ đã chụp hình lưu niệm với chúng tôi . Có lẽ đường về đất Phật làm cho con người dễ dàng gần gũi thân thiết nhau hơn dầu là xa lạ . Khuôn mặt mọi người trông thật thánh thiện hiền từ với 2 bàn tay chắp vào nhau chào hỏi nhẹ nhàng thân ái .
IMG_3939Chúng tôi trở về khách sạn dùng điểm tâm vào khoảng 9 giờ sáng và  tiếp tục đi về Sravasti ( Xá vệ quốc )  thuộc quận Bahraich , bang Uttar Pradesh cách Lucknow khoảng 160 cây số về phía đông . Chúng tôi dùng cơm trưa dọc đường . Nhà cửa thưa thớt với những ruộng mía màu xanh xa tít tận chân trời và hai bên đường là những hàng cây bạch đàn lớn thân trắng thẳng tắp  chỉ còn rất ít lá trên cao , làm cho ta có cảm giác đang đi trên những con đường đất đỏ vào làng quê ở Việt nam mình . Đoàn hành hương mãi  hơn 9 giờ tối mới đến nơi và được nghỉ đêm ở Sanarth Hotel .

Ngày 10 /11 Chúng tôi thức dậy sớm ăn sáng và 6 : 30 am  lên đường viếng Kỳ Viên Tịnh Xá (Jetavana Grove ). Trong suốt 15 ngày hành hương hầu hết chúng tôi dùng bữa với thực đơn chay , ngoại trừ  2 lần có thịt gà chiên được cắt nhỏ , thường bửa ăn với cà tím chiên bơ hoặc hấp , các món rau đậu  củ cải xào đậu hủ , cháo trắng , dưa leo , cà chua , súp rau , trứng chiên hoặc luộc và cơm trắng …Đoàn hành hương  xếp hàng lấy phần ăn theo kiểu buffet cho riêng mình .

Hôm nay trước tiên đoàn chúng tôi kính viếng nền nhà của ngài Cấp Cô Độc và tháp của  Vô Não    (Angulimala  Stupa ) nằm đối diện bên kia đường , đánh dấu nơi đó ông đã được hỏa táng .  Vô Não trước kia từng là tên tướng cướp , giết người man rợ đã giết 99 người đang tìm mẹ mình để cho đủ 100 thì sau đó Đức Phật đã giảng độ và ông đã quy y trở thành tỳ kheo  . Sau dân chúng trả thù bằng cách đánh đập , ném đá và Ngài đã chịu đựng cho đến chết để chứng minh cho sự hối hận và lòng hướng thiện của mình .

Đoàn chúng tôi được sự hướng dẫn và thuyết giảng của Thầy Đồng Châu đến kính viếng Kỳ viên Tịnh xá nằm trong lãnh thổ Sravasti – Xá vệ quốc ( tên gọi ngày nay ) là kinh đô cổ xưa của vương quốc Kosala được trị vì bởi vua Pasenadi là một Phật tử cư sĩ kính mộ Đức Phật . Sravasti được nổi danh là nơi có nhiều gắn bó lâu dài và gần gũi với Đức Phật trong suốt thời gian truyền dạy Giáo Pháp . Trong 45 năm Giảng Pháp Đức Phật đã trải qua  25 mùa mưa An Cư Kiết Hạ ở Sravasti . Mùa mưa mỗi năm Đức Phật và các đệ tử không ra ngoài khất thực để tránh sát sanh đạp nhằm côn trùng . Cũng tại nơi này có một Đại thí chủ tên là Sudatta thường được gọi là Cấp Cô Độc có nghĩa là “ người chu cấp giúp đở cho người nghèo cô độc “ đã cúng dường Tịnh Xá Kỳ Viên ở rừng Kỳ Đà cho Đức Phật sau khi ông đã mua với giá đắt đỏ , tương đương với số tiền vàng rải kín trên cuộc đất đó . Bởi vì Đức Phật đã dành một phần lớn thời gian truyền dạy Giáo Pháp ở nơi này , cho nên đa số những bài kinh trong Phật Giáo đã được thuyết giảng khi Đức Phật đang ở Tịnh xá Kỳ Viên . Vì thế Sravasti trở thành nơi quan trọng trong cuộc hành hương , bởi vì tại nơi đây Đức Phật đã dùng phép thần thông kỳ diệu nhất gọi là là Phép Nhân Đôi để đuổi đám người ngoại đạo thách thức . Sự kiện thần diệu này được gọi là Thần thông ở Sravasti là đề tài ưa thích nhất trong ngành điêu khắc của Phật giáo .

Đoàn chúng tôi chiêm ngưỡng cây Bồ Đề được trồng gần cổng khi bước vào Kỳ Viên Tịnh Xá , bởi lời thỉnh cầu của ông Cấp Cô độc , ngài Ananda anh em bà con và cũng là đệ tử của Phật gợi ý trồng cây Bồ Đề là biểu tượng tôn kính khi Đức Phật không có mặt để mọi người chiêm bái và ngài Moggallana ( Mục Kiền Liên ) đệ nhất thần thông là một trong 4 vị đại đệ tử được Đức Phật đề cử đi lấy cây con về từ cây Bồ đề ở Bồ đề Đạo tràng và được trồng bởi Cấp Cô độc . Cây Đồ Đề lớn lên , theo lời thỉnh cầu của ngài Ananda , Đức Phật đã ngồi tọa Thiền một đêm dưới gốc cây này . Tại nơi đây chúng tôi cũng Kinh hành niệm Phật tụng kinh như bên thánh địa Sarnath vườn Lộc Uyển . Mọi người cũng không quên đến kính viếng  dấu tích căn phòng an nghỉ của Đức Phật trong những mùa mưa  Người An Cư Kiết Hạ , và Thầy Đồng Châu hướng dẫn đến thăm hồ nước mà 25 thế kỷ trước ông Đề Bà Đạt Đa ( Devadatta ) đã chết nơi đây . Ông đã tạo ra sự chia rẻ trong Tăng Đoàn lập ra bè phái riêng cho mình , và tìm mọi cách giết Phật nhưng không thành . Sau khi Nghiệp đã đến lúc phải trả , ông ngã bịnh nặng trong 9 tháng . Biết mình sắp lâm chung ông nhờ các đệ tử của mình đưa ông đến gặp Phật lần cuối . Khi nghe được điều này Phật dự đoán ông không còn cơ hội để gặp Phật , Devadatta được khiêng trên kiệu , khi ngang qua hồ nước này trước Kỳ viên Tịnh Xá , khi các đệ tử đặt kiệu xuống đất , Devadatta đi ra khỏi kiệu thì 2 chân ông bắt đầu bị lún xuống đất từ từ cho tới cổ , ông đã cố nói lên ý nguyện Quy y Phật . Ông được tái sinh vào Địa Ngục A Tỳ để chịu  ác nghiệp những gì do ông gây ra .

Xa xa về hướng đông là Tháp Hòa bình màu trắng đỉnh nhọn cao lớn thờ Phật của người Nhật bản nổi bật trên nền trời tuyệt đẹp .

Hôm nay rất đông các đoàn hành hương từ các quốc gia trên thế giới đến , nào Tây tạng , Miến điện , Nhật bản Việt nam , Thái lan , Hàn quốc , Lào , Đài loan … Có đoàn mang theo những tấm vải màu vàng óng ánh bao quanh các trụ gạch đá nơi Đức Phật còn tại thế giảng kinh , từng đoàn thay nhau lên chiêm bái lạy Phật , kinh hành xung quanh tháp vừa đi vừa tụng với nhiều ngôn ngữ khác nhau giọng trầm buồn theo kinh Phật , vang động nhưng nhẹ nhàng sâu lắng , người nghe thật dễ chịu êm tai như cãm thấy mình hòa điệu cùng ngôn ngữ niệm kinh của họ .
DSC07268Đoàn rời khách sạn lúc 8 :00 am sau khi điểm tâm để tiếp tục cuộc hành trình tiến về Nepal , nơi đó có vườn Lâm Tỳ Ni và thành Ca Tỳ La Vệ quê hương của Đức Phật . Đoạn đường này khá dài , hai bên đường thỉnh thoảng chỉ có vài căn nhà rải rác . Càng về phía bắc hướng Nepal càng nhiều cánh đồng lúa chín vàng đến độ sẫm màu xa tít tận chân trời  mà không thấy ai thu hoạch , một số cũng được gặt bằng tay như Việt nam và đặt ngay ngắn từng luống trên thủa ruộng của mình còn nguyên hạt không người canh giữ , nhưng chẳng lo sợ bị ai đánh cắp . Cũng có vài nơi trên đoạn đường này chúng tôi trông thấy những rừng cây cao to thẳng tắp được trồng một cách đều đặn ngay hàng thẳng lối như những rừng cao su Việt nam , có lẽ để dành cho ngành lâm sản quốc gia Ấn độ . Càng về chiều ánh nắng gay gắt chói chang chiếu trên những cánh đồng lúa chín vàng mãi tận ven rừng , tạo nên màu vàng óng ả rực rở như một tấm thãm rộng lớn , tôi say mê ngắm nhìn hình ảnh thanh bình này như trong tranh vẽ mà có lẽ trong đời tôi sẽ không bao giờ thấy được lần nữa ở những phương trời khác .

Mọi người trên xe đang nồng say giấc ngủ của đoạn đường dài mệt mõi . Cũng vì ra ngoại ô không phương tiện để vệ sinh nên tài xế thỉnh thoảng ngừng ở vệ đường cho mọi người “ xả bầu tâm sự “ mà chúng tôi gọi đùa những lần như thế là “ toilet  ngàn sao “ .

Đoàn hành hương dừng xe lúc 4 : 00 pm  dùng bữa cơm chiều được đem theo trên sân cỏ ở vườn Ca Tỳ La Vệ mới thành lập ở bên này biên giới .  Cảnh vật nơi đây thật êm đềm yên tỉnh với những bãi cỏ xanh mướt rộng lớn rất xa được cắt tỉa sạch sẽ gọn gàng xinh xắn và chu đáo . Những bầy quạ đen đậu trên cỏ tìm thức ăn cạnh chúng tôi thật hiền hòa dễ thương như thân thiện mà không hề sợ hải , điều này chứng tỏ nơi đây không bao giờ có bóng dáng những kẻ săn bắn bừa bải giết hại chúng , đúng là đất lành chim đậu .

Trước những ngày hành hương tôi vẫn lo lắng cho vấn đề khủng bố như báo chí đã từng đăng tải , nhưng đến đây rồi mới hiểu người dân Ấn ở thôn quê thật hiền hòa , không trộm cắp móc túi như những nơi khác trên thế giới nhất là ở VN mình , điển hình trong đêm đi chen chân kề sát nhau của ngày lễ Hội sông Hằng không một ai bị mất cắp  . Và điều lạ nữa suốt cuộc hành trình tôi chưa bao giờ thấy một người dân Ấn nào hút thuốc lá ngoài đường  . Đất nước Ấn được phân chia theo giai cấp thượng lưu và hạ tiện . Chính vì thế cuộc sống nơi thôn dã quê mùa , họ sống như cam chịu nhẫn nhục không đua chen tranh giành danh lợi và với những mảnh ruộng lúa , luống mía quanh nhà , họ đã đủ sống và cảm thấy mình hạnh phúc mà không đòi hỏi xa hoa để rồi phải gây thêm bao nhiêu là tội ác bởi tệ nạn xã hội như trộm cướp chém giết như những nơi khác trên thế giới . Điều này có phải người dân sống ở vùng đất Phật , họ đã làm theo lời chỉ dạy trong Giáo Pháp của Người chăng ? Chỉ có một số trẻ em nghèo xếp hàng theo lối đi bên ngoài cổng ở những nơi Thánh Tích của Phật xin tiền mà thôi. Có một vài em bé Ấn nhưng phát âm rõ ràng niệm liên tục “ A Di Đà Phật “ rất dễ thương , chạy theo xin tiền khách hành hương chúng tôi .

Chuyện này cũng dễ hiểu ,  bởi những người hành hương đến đất Phật ngoài việc kính viếng , còn muốn giúp tiền cho những người nghèo khổ theo Hạnh Bố Thí và Bồ Tát của nhà Phật để làm phước , vô tình đã làm cho các em ở những nơi này thành thói quen đợi chờ .

Đoàn hành hương tiếp tục lên đường và đến biên giới  hơn 7 :00 pm . Xong thủ tục  qua Nepal về khách sạn nghỉ ở Lotus Nikko hotel đã hơn 9 giờ đêm .

Ngày 11/11 Sáng sớm đoàn chúng tôi đi đến Thánh địa Lâm Tỳ Ni ( Lumbini )  đó là  nơi sanh Thái tử Tất Đạt Đa . Theo các kinh sách của Phật giáo , vào ngày trăng tròn của tháng 5 , năm 623 trước Công Nguyên , thân mẫu Đức Phật là Hoàng Hậu Maya Devi đang trên đường từ kinh đô Kapilavatthu ( Ca Tỳ La Vệ ) đến Devadaha quê hương cha mẹ của Bà để hạ sanh đứa con theo phong tục truyền thống của xứ này . Khi đi ngang qua vườn Lâm Tỳ Ni , một khu rừng Long Thọ ( Sala ) đang nở rộ hoa thơm . Đến nơi đây bất ngờ bà chuyển dạ rất nhanh , bà tắm trong một cái ao linh thiêng Puskarni với sự trợ giúp của những người hầu gái , sau đó bà đi 25 bước vịn cành sala trong khu vườn này và hạ sanh Thái tử trong tư thế đang đứng . Ngay khi Bồ Tát được sanh ra một luồng hào quang tỏa sáng bao trùm cả vạn vật , báo tin vị Phật tương lai ra đời .

Để được vào Thánh tích Lâm Tỳ Ni là con đường trải đất đá sỏi từ ngoài đường vào cổng khá xa hơn 300 mét , hai bên là những luống cây cảnh dày đã được cắt tỉa cao gần đầu gối rất đẹp thẳng nếp như hàng rào đến tận bên trong . Vào cổng tất cả mọi người phải cởi bỏ giầy dép bên ngoài , qua an ninh kiễm soát . Một ngôi đền thờ màu trắng nơi đánh dấu Hoàng Hậu Maya Devi sanh Thái tử Tất Đạt Đa và có tảng đá  45 cm x 15 cm nằm sâu dưới hầm bên trong đền thờ  đã được rào chắn , cũng như Trụ đá có hàng lưới sắt bảo vệ xung quanh nằm về phía sau Đền , tất cả đều do Hoàng Đế Ashoka (vua A Dục) dựng lên nhân một chuyến hành hương của Ông đến nơi này để đánh dấu Đức Phật ra đời  . Ngôi đền có mặt  gần 2600 năm , (từ đây đến Kathrmandu thủ đô vương quốc Nepal khoảng 240 cây số )là cái nôi của Phật giáo , nay đã được tu sửa mới lại . Chúng tôi vào đền kinh hành 3 vòng bên trong  tụng kinh và lạy như những Thánh địa khác . Phía sau Đền là cái ao Puskarni đã được xây gạch giữ gìn Thánh tích và kề bên ao là cây Bồ Đề khá lớn tỏa bóng mát cả một vùng . Cũng tại nơi này anh Xuân của gia đình 4 người từ Oregon đã ngã xĩu có lẽ mệt vì mất ngủ . Nhưng anh nằm nghỉ tại chỗ chỉ khoảng 1 tiếng đã khỏe trở lại , nên Thầy quyết định Đoàn về Khách sạn ăn trưa và nghỉ đến 3 giờ chiều tiếp tục đi thăm các chùa của những quốc gia trong khu vườn Lâm Tỳ Ni . Vườn Lâm Tỳ Ni rộng hơn 100 hecta , chính phủ Ấn Độ cho phép các quốc gia khác xây dựng chùa của mình trong lãnh địa đó . Chúng tôi trở lại thăm vào buổi chiều nhưng trời sắp tối vì đường vào trong quá xa và không thể đi bộ e rằng không kịp giờ mà xe Bus thì không được phép vào bên trong , nên Thầy mướn 10 xe đạp có gắn 2 ghế phía sau chở vào , giá mỗi chiếc 250 rupees . Đến đây có một câu chuyện thật vui , khi xe kéo mọi người trở lại xe Bus , thay vì trả  tất cả 2500 rupees , Thầy chỉ trả 250 rupees . Họ chạy theo đòi mãi , lo sợ vì xe bus sắp rời bến . Hai bên phân bua mãi vẫn chưa giải quyết , vì các chú xe thồ không hiểu tiếng Anh nên Thầy chỉ nói vắn tắt  “ No lie “ ( không nói dối ) . Đến khi hiểu ra mới biết là  lỗi phe mình  , bởi tờ giấy 50  mà cứ ngỡ là 500 rupees vì trời tối . Nên Thầy và mọi người sorry xin lỗi , họ mới  cảm thông vui vẻ . Trên đường xe về khách sạn thêm một đề tài vui trong ngày cho mọi người kinh nghiệm và bàn tán rộn rã tiếng cười không dứt  .

Tại nơi đây chúng tôi vội vả thăm các chùa Việt nam , Tây Tạng , Trung hoa , Nhật bản , Miến Điện , Hàn quốc vì trời đã ngã về chiều … Mỗi chùa có kiến trúc độc đáo riêng của nó , mỗi nơi chúng tôi đều vào lễ Phật và cúng dường  Công Đức . Riêng chùa Trung hoa rất đẹp , hoa văn sắc nét trong ngoài đều sơn cùng màu đỏ theo truyền thống của nước họ .

Sáng hôm sau chúng tôi di chuyển đến viếng thăm Thánh tích Kinh thành Ca tỳ la vệ ( Kapilavatthu ) cách 27 cây số về phía tây của Lâm Tỳ Ni , là Vương quốc bộ tộc Thích ca . Đó là những tháp cổ và tu viện được xây bằng gạch nung và đất sét . Khu vực cấm thành có chiều dài 518 mét chạy từ nam đến bắc và rộng 396 mét chạy từ đông sang tây , khoảng 20 ,5 hecta . Bên phải cổng từ ngoài nhìn vào là tàn tích của kinh thành có những cây cổ thụ cực lớn bên cạnh . Theo lối mòn đi sâu vào bên trong về phía phải của hướng đông là nơi cách đây hơn 26 thế kỷ nghĩa là  2607 năm về trước , hay nói rõ hơn vào đêm trăng tròn của tháng Asalha ( tháng bảy ) năm 594 trước Công nguyên Thái tử Tất Đạt Đa đã ra đi bằng cổng này để tìm sự Giác ngộ khi Người vừa 29 tuổi . Nơi này người ta cũng ghi dấu bằng 2 cây cổ thụ trồng bên cạnh cung thành còn sót lại . Chúng tôi nhìn cảnh vật tang thương này , ngày xưa là Hoàng cung nơi Người ra đi tìm Đạo mà nay chỉ còn là nền thành đổ nát , đều cãm thấy xót xa theo luật Vô thường .

Ngày 12/11 Từ sáng sớm chúng tôi rời khách sạn và quay trở lại biên giới Ấn và Nepal . Mọi người dùng cơm trưa ở khách sạn Hotel Adelphia Grande  và tiếp tục chiêm bái Kusinagar nằm trong ngôi làng Kasia thuộc huyện Deoria của bang Uttar Pradesh . Kushinagar cách Lâm tỳ Ni 130 cây số về hướng nam , 250 cây số về hướng đông của Sravasti và 250 cây số về phía bắc của Patna .
Ba tháng trước khi Đức Phật 80 tuổi , Phật có ý nguyện muốn ngụ tại đền Capala Shrine ở Vesali . Nhưng khi ngang qua Pava , Người thọ thực bửa ăn cuối cùng do một người thợ rèn tên là Cunda cúng dường . Người đến nơi yên nghỉ ở rừng Sala ( Long Thọ ) . Lúc ấy cũng đúng vào ngày trăng tròn của tháng Wesak , năm 543 trước Công nguyên , Đức Phật nhập diệt Đại Bát Niết Bàn không còn dính dấp tái sinh nữa .
DSC07450










Đức Phật nằm giữa 2 cây Sala Long Thọ , nghiêng mình về bên phải , đầu hướng phía bắc trút hơi thở cuối cùng . Đến ngày thứ 7 thân của Người được rước đi qua thành từ cổng phía bắc ra cửa phía đông đến đền Makutabandhana . Họ không thể nào đốt cháy lửa trên giàn thiêu được , phải đợi đến khi ngài Đại Ca Diếp ( Maha Kassapa ) vào đảnh lễ mới hoàn tất vụ hỏa thiêu .
IMG_4148 Sau khi thiêu xác những Xá lợi được chia làm 8 phần bằng nhau cho 8 bộ tộc miền bắc Ấn độ trong đó có bộ tộc Thích Ca . Và mấy trăm năm sau xá lợi được chia lại lần nữa bởi vua Asoka ( A Dục ) viếng thăm năm 249 trước công nguyên và đã xây dựng thêm 84.000 đền tháp để tưởng niệm . Nơi đây là 1 trong 4 thánh địa quan trọng nhất của Phật giáo gọi là Tứ Động Tâm . Chúng tôi vào viếng thăm ngôi đền hiện tại này được xây bởi chính phủ Ấn độ vào năm 1956 để tưởng niệm 2500 phật lịch . Đoàn chúng tôi mIMG_1844ua 2 tấm vải Y từ cổng vào , một vàng thường và một vàng kim tuyến chồng lên nhau . Mỗi tấm dài hơn 10 mét  , mọi người đi chung quanh tay cùng giữ căng 2 tấm Y vừa Niệm Phật vừa tiến vào Đền . Bên trong đền Tượng Phật dài khoảng 6 .1 mét đặt trên chiếc giường bằng đá dài 7.3 mét , nằm nghiêng về bên phải đầu quay về hướng bắc . Bức tượng Phật nằm này 1.500 tuổi chế tác từ tảng đá sa thạch màu đỏ được vận chuyển từ Mathra trong thời đại Gupta . Năm 1876 ngài Carlleyle khám phá và nối ghép những mảnh vỡ thành công . Toàn Tượng sơn  thếp vàng . Chúng tôi nắm chặt Y đi 3 vòng xung quanh Phật có hàng rào che chắn và đắp hai lớp Y lên Tượng Phật . Tất cả nghi lễ tụng kinh chúng tôi đều làm như những nơi Thánh tích trước và xếp Y ra về để cho các đoàn hành hương khác tiếp tục đắp Y cho Người . Tấm vải  Y kim tuyến được chia cắt 21 phần đều nhau  . Bức tượng tùy theo cảm nhận của Tâm người nhìn :

- Nếu đứng trước khuôn mặt Phật , có thể thấy ngay nét mĩm cười nhẹ nhàng  .

- Nếu đứng giữa thân Phật , có thể thấy  sự  khổ đau trên khuôn mặt .

- Và nếu đứng dưới phần chân Phật , có thể thấy sự trầm mặc và tĩnh lặng .

 Ngày 13 /11 Đoàn chúng tôi rời khách sạn khởi hành đi Vaishali cách nơi đây150 cây số . Vaishali là kinh đô của bộ tộc Licchavi , cũng là nơi kết kinh điển lần thứ 2 . Đức Phật đã đến đây vài lần với 2 mùa mưa An cư thứ 5 và thứ 44 . Khi thành Vaishali bị nạn dịch bệnh chết đói , những nhà quý tộc Licchavi thỉnh cầu Người đến giúp vượt qua cơn hoạn nạn . Đức Phật đến giảng bài kinh Ratana Sutta ( Kinh Ngọc Bảo ) và chỉ dụ cho ngài Anada đi khắp kinh thành tụng đọc để hộ niệm , sau đó Đức Phật tụng đọc kinh này 7 ngày và dịch bệnh đã chấm dứt .
DSC07722Chúng tôi viếng chùa Kiều Đàm Di Việt Nam và dùng bữa trưa tại đây . Đó là ngôi chùa rất lớn và khang trang Cổng vào thiết kế rất đẹp , bên phải là tượng Quan thê Âm bằng đá hoa cương trắng ngồi trên tòa sen , với chân co chân duổi rất sống động , bên trái của con đường dẫn vào là ngôi chùa chính . Bên trong chánh điện nhìn về đường lớn bên ngoài , cây Bồ Đề được đắp nổi cao như thật sau lưng tượng Phật không phải tranh vẽ như các chùa khác . Ở đây có một điều đặc biệt là phía phải sâu bên trong , ngôi bảo tháp dạng tròn cao 3 tầng cực lớn được xây dựng hoàn toàn bằng những phiến đá đá hoa cương bóng loáng , các tường đá trắng bên trong cả bên ngoài , trên lầu lẫn phía dưới , tất cả đều được khắc các bài kinh như Kăng Nghiêm , Pháp Hoa , Đại Bi ...với nét chữ quá sắc sảo tuyệt đẹp . Tượng Phật và các vị La Hán cũng bằng đá hoa cương được đặt âm vào vách  theo hình vòng cung của tường thật sống động . Theo lời Ni Sư , người điêu khắc chữ viết này từ Tỉnh Thái Bình VN mời sang đây và xây dựng  ngôi Bảo tháp này trong 8 năm trời  .

Thầy hướng dẫn chúng tôi đến thăm tháp Asoka Stupa . Đó là kiến trúc mô đất hình tròn cao 4,6 mét và đường kính 20 mét  , phía đằng sau là trụ đá sa thạch nguyên khối mài bóng , chiều cao nguyên thủy là 15 mét nay đã lún dần theo thời gian chỉ còn 6 .7 mét do vua A Dục xây dựng từ năm 249 trước công nguyên , nhân khi nhà vua hành hương đến nơi này nghĩa là cách đây 2262 năm . Trên đầu trụ đá có hình sư tử điêu khắc rất sắc xảo nhìn về phía tháp , kề bên là ao nước nhỏ được gọi là Rama Kunda , theo ghi chép là do bầy khỉ đào lấy nước cho Đức Phật dùng . Cũng tại thành Vaishali chúng tôi được biết ngài Ananda khi thọ đến 120 tuổi , ngài biết được kiếp của mình đã gần kết thúc , nên Ngài đã đi từ thành Rajgir ( Vương xá ) đến thành Vaishali ( Tỳ xá ly ) theo dấu chân xưa của Đức Phật . Sau khi nghe được ý định của ngài Anada , dân chúng của nước Magadha  (Ma kiệt  đà ) và Vaishali tấp nập ra hai bên đường từ giã ngài . Để công bằng tấm lòng của dân chúng , ngài phi thân vào không trung và nhập định ( Samadhi ) , toàn thân được đốt cháy biến thành tro , rơi xuống cả 2 xứ này . Người dân mỗi bên được một nửa xá lợi về thờ .  Chúng tôi cũng viếng thăm tháp Shanti nơi ghi dấu Ni chúng được thành lập . Đó là nơi Đức Phật cho phép phụ nữ được gia nhập vào  tăng đoàn sau khi ngài Anada đã thành công trong việc thuyết phục Đức Phật chấp thuận việc thọ giới cho bà Maha Pajapati Gotami và 500 cung nữ , Bà cũng là Di mẫu của Đức Phật khi mới sinh . Tiếp tục đoàn chúng tôi đến thăm Hồ Quán Đảnh là nơi các vị vua thường tắm mình trước khi làm lễ đăng quang . Đến khoảng gần chiều chúng tôi khởi hành về Rajgir . Trên đường đi được chứng kiến ngọn đồi ghi dấu nơi Thái tử Tất Đạt Đa cắt tóc  . Từ thành Ca tỳ La Vệ đến đây khoảng 400 cây số , nghĩa là Người đã đi 1 đoạn đường xa vạn dậm một mình như vậy để quyết tâm tìm Đạo giải thoát .
Vì đường quá xấu và kẹt xe liên tục mãi hơn 10 :30 pm chúng tôi mới đến nơi . Đêm đó đoàn được nghỉ tại khách sạn The Centaur Honkke Hotel .

Ngày 14 /11 Chúng tôi đang ở Rajgir ( vương xá thành ) xưa kia là thủ đô của vương quốc Ma kiệt đà hùng mạnh ( Magadha ) . Nơi đây cách Bồ đề đạo tràng 70 cây số và cách Patna về phía nam 102 cây số . Từ sáng sớm chúng tôi khởi hành viếng thăm núi Linh Thứu ( Gijjhakuta ) . Đó là nơi Đức Phật ưa thích đến và Người đã thuyết giảng nhiều bài kinh quan trọng trong thời gian lưu tại thành vương xá  .IMG_2039 Trên đỉnh núi chúng ta sẽ thấy một khối đá gran-nit nhọn trông xa giống như con Linh thứu đang đứng với 2 cánh xếp lại , cho nên đỉnh núi này được gọi tên như vậy . Để được lên đỉnh với chiều dài khoảng gần 2 cây số , người ta đã xây chắn bức tường thấp bên phải về phía thung lũng , và đường lát bằng gạch với đá sen kẻ , bề rộng khoảng trên 6 mét cho người hành hương . Tuy nhiên vì những nơi có cao độ quá dốc nên khó khăn cho người lớn tuổi , vì thế từ dưới núi đã có những thanh niên Ấn giúp khiêng kiệu lên tận đỉnh  . Con đường đá kết thúc khi gần đến đỉnh , ở đó chúng tôi thấy  được 2 hang động tự nhiên , được ghi nhận là nơi ở của ngài Sariputta ( Xá lợi Phất ) và ngài Anada đệ tử của Phật . Cảnh quang không nơi nào đẹp đẻ bằng nơi này , càng lên cao với mồ hôi ướt đẫm và không khí trong lành mát lạnh . Nhìn xuống thung lũng sâu ngút ngàn với màu xanh cây lá dày đặt , trải dài xa tận chân trời rộng lớn theo những đồi núi nhấp nhô với những vầng mây lơ lửng và sương mù bao phủ . Cảnh đẹp núi rừng thiên nhiên ở đây không nơi nào có thể sánh được và lòng người đến được nơi này cũng thật tĩnh lặng như trút bỏ hết những phiền muộn và Tham Sân Si của thế gian trần tục . Những đoàn người hành hương từ các quốc gia khác đổ về đây thật đông đảo , mọi người leo núi mệt nhọc nhưng ánh mắt rạng ngời trên những khuôn mặt rạng rở , luôn rộn rả tiếng cười . Đoàn chúng tôi đặt giày dép bên ngoài cùng đi 3 vòng quanh tháp , tụng kinh và lạy Phật . Đây được xem như một trong những Thánh tích của Phật giáo mà người hành hương phải đến lễ Phật

Trên đường về chúng tôi viếng thăm hang động Sattapanni lịch sử , được ghi chép trong kinh điển Phật giáo nguyên thủy là nơi 500 vị A La Hán kết tập kinh điển những lời Phật dạy lần thứ 1 sau 3 tháng Phật nhập diệt đó là  543 năm trước công nguyên . Bước vào là khu hang động dài 36 .6 m và rộng 10 .4 m , nằm trên đồi Vebhara , theo như lời người hướng dẫn nơi đây , hang động này sau cánh cửa đá còn sâu đến 3 cây số , xưa kia là nơi chứa vàng bạc châu báu và cũng được xem như là ngân hàng của Vương quốc Ma Kiệt Đà . Hang động bằng đá nguyên khối cứng như thế không hiểu bằng cách nào họ đã phá được vào sâu rộng lớn như vậy mà cách đây trên 25 thế kỷ không hề có kỹ thuật như bây giờ . Chúng tôi thật sự xúc động khi đặt bàn tay trên cánh cửa đá hang động quá dày mát lạnh và rộng lớn này đang bít kín cửa hang bên trong . Bởi nơi đây trong lịch sử Phật giáo ngài Anada sau khi Phật nhập Niết bàn , bị mọi người kết tội , lúc đó ngài chưa đắc quả vị A La Hán nên không thể nào vào được . Sau thời gian ngắn Thiền định ngài được chứng ngộ với thần thông và vào hang động qua cánh cửa đá  này . Thời gian đã trên 2556 năm thế mà những người hành hương về đất Phật hôm nay được sung sướng đặt bàn tay mình lên cánh cửa bằng đá lịch sử này , hỏi sao không thể không bồi hồi cảm xúc trong lòng .

Trên đường về đoàn chúng tôi viếng thăm nơi ngục giam vua Bimbisara . Cách khoảng 2 .5 cây số về phía nam của Tu viện Trúc Lâm , bên cạnh đường đi là bốn khu đất rộng 6 mét được bao bọc bởi bức tường đá dày 2 mét . Nơi này là nhà tù mà vua con À Xà Thế đã phản nghịch giam cầm vua cha Bimbisara để đoạt ngôi . Theo lịch sử ghi chép thì từ nơi giam cầm nhà vua có thể nhìn thấy Đức Phật ngồi trên đỉnh Linh Thứu và trong lòng hoan hỷ dù bị giam cầm bỏ đói .

Thầy Đồng Châu hướng dẫn đoàn đến Trúc Lâm Tịnh Xá . Khi nghe tin Đức Phật và 1000 vị Tỳ kheo đến viếng , vua Bimbisara đã đến đảnh lễ Phật . Nhà vua được Đức Phật giảng đạo và đã chứng được quả vị Nhập lưu tầng Thánh thứ 1 , nên nhà vua cúng dường khu vườn tre Trúc Lâm ( Veluvana ) để làm nơi Tịnh Xá cho Phật và Tăng đoàn . Cảnh quan nơi đây thật khang trang rộng lớn dẫn lối vào trong, sạch sẽ và yên tĩnh như một công viên  . Nhiều người đang cắt cỏ dọn dẹp chung quanh lối đi . Bên trong về phía phải là hồ nước có cây Bồ đề lớn cạnh bờ ao , nước trong xanh và mát lạnh . Hồ này được tin là ao nước Karanda , nơi Đức Phật và tăng đoàn thường tắm mỗi ngày và  nơi đây có cả suối nước nóng .
IMG_2104
Chúng tôi về lại khách sạn ăn trưa và dọn hành lý ra xe để tiếp tục đến Đại học Nalanda ( The Old University Nalanda ) . Nơi này đến Rajgir ( Vương Xá thành ) chỉ có 12 cây số , khu di tích này trải dài trên một diện tích rất rộng , chiều ngang 10 cây số và chiều sâu 5 cây số , cao 9 tầng với 10.000 Tăng sĩ theo học được khảo hạch để vào Đại học này rất khó khăn , cùng 1500 vị Giáo sư loại giỏi nhất . Cho nên Trường Đại học này được xem là lớn nhất Ấn độ thời bấy giờ .  Sau khi khai quật bởi Ngài Sir Alenxander Cunningham năm 1871 chỉ còn 2 tầng cuối gồm 11 khu Tu viện và 5 khu đền tháp . Thầy Huyền Trang đến từ Trung Hoa đã học nơi Đại học này trên 15 năm . Đường vào khu di tích này thật đẹp rợp đầy bóng mát với 2 hàng cây Sala thẳng tắp khá cao lớn dọc theo lối đi , gốc được sơn màu trắng như những cây trồng ở công viên . Hai bên là những thảm cỏ được săn sóc cắt tỉa chu đáo . Đường kéo dài khá xa khoảng trên 200 mét đến khu di tích cổ . Đây chỉ là 1 phần rất cực nhỏ như được ghi trên bản đồ cho du khách thấy , nhưng chúng tôi đi vào có thể lạc lối vì được chia rất nhiều phòng trong tu viện này . Chúng tôi cũng được nhìn 2 giếng rất lớn và sâu hơn 7 mét . Những đoàn du khách vào rất đông , cả những đoàn học sinh trẻ em Ấn mặc đồng phục áo Veston  màu đỏ bên ngoài , vui vẻ đi trong im lặng và trật tự  .

Đoàn chúng tôi ra xe để kịp giờ đến viếng thăm Huyền Trang Kỷ Niệm Đường . Đó là ngôi chùa thờ Ngài Huyền Trang từ Trung hoa đến Ấn Độ từ năm 629 đến 645 sau công nguyên . Ngài là người có công đem đạo Phật vào Trung hoa với những bộ kinh Phật được phiên dịch ra từ tiếng Phạn và lan rộng đến ngày nay  . Sau 1 chuyến hành hương Tây du vĩ đại để học hỏi giáo pháp từ những Thánh nhân và các bậc hiền trí  , ngài  đem về 150 viên ngọc xá lợi Phật – 124 tác phẩm và sách kinh Đại thừa – những kinh điển khác gồm 657 tác phẩm được chuyên chở bởi 22 con ngựa – 6 bức tượng Phật . Năm 664 ngài qua đời hưởng thọ 62 tuổi . Huyền Trang trở thành một hiện tượng không bao giờ phai mờ trong lịch sử hành hương và lịch sử tôn giáo , là tấm gương cao đẹp về lòng mộ đạo , sự kiên trung trong việc sưu tầm , học hỏi và truyền bá Giáo pháp . Hơn 1368 năm đến nay , hàng triệu Phật tử ở những nước Phật giáo Đại thừa vùng viễn đông như Trung Hoa , Việt nam , Hàn quốc , Nhật bản , Mông cổ … có cơ hội học hỏi từ giáo pháp của ngài đã mang về những tấm gương mộ đạo và tu hành mẫu mực với lòng tri ân vô hạn .

Từ ngoài cổng với 2 cánh cửa sắt chạm trổ hoa văn theo truyền thống Trung hoa , chúng tôi bước vào sân rộng , và giữa là tượng như chú tiểu bằng đồng đặt trên bệ cao đứng chồm lên với nét ngộ nghỉnh . Lên nhiều bậc cấp xây bằng đá để vào chính điện là ngôi chùa rất hoành tráng . Bên trong là tượng của Huyền Trang bằng đồng đen to lớn nhìn  ra cửa  . Lùi xa hơn phía sau là bức tường trải dài từ trái qua phải bằng đồng sáng loáng , trên được chạm trổ nét thần kỳ sống động về lịch sử của ngài Huyền Trang từ Trung Hoa đến Ấn Độ tìm học Giáo pháp . Bức tranh thật tuyệt đẹp với nét vẽ sắc sảo chạy dài theo bức tường đồng khoảng 20 mét và cao tới trần nhà .

Bên ngoài chiều đã gần tắt nắng , đoàn chúng tôi tiến về Bồ đề Đạo tràng nơi Đức Phật đã Giác Ngộ  , đến hơn 7 : 30 pm chúng tôi mới về nghỉ đêm tại Hotel Prince Kings .
chuabodeus-lich hanh huong an do 2015
Ngày 15 /11 Sáng nay chúng tôi đang có mặt ở địa điểm quan trọng , nơi Đức Phật giác ngộ sau 49 ngày Thiền định dưới cội Bồ đề : Bồ Đề Đạo Tràng ( Bodhgaya ) . Từ sáng sớm 5 :00 am mọi người đã có mặt đầy đủ cho buổi điểm tâm để kịp vào nơi lễ bái tháp Đại Giác ( Mahabodhi Temple ) . Tháp được xây dựng  vào khoảng 531 sau công nguyên gần 1500 năm . Đường dẫn vào Trung tâm thật nhộn nhịp chia ra hai lối trái và phải . Bên phải qua hàng rào được xây bằng gạch ngăn cách bên trong khu vực là Tháp Đại Giác . Từ ngoài lộ dẫn đến cổng khoảng hơn 300 mét , chính giữa lối đi được trồng những cây cổ thụ Bồ đề to lớn cách khoảng đều đặn nhau nhưng rất sạch sẽ không một chiếc lá rơi . Để được vào khu vực bên trong , đoàn hành hương phải qua 2 cổng  kiểm soát chất nổ và vũ khí bởi nhân viên an ninh như các phi trường quốc tế . Vào bên trong mọi người phải cởi bỏ giày dép và từ đây người hành hương thấy ngay được Tháp Đại Giác bằng đá hoa cương màu xám trắng cao lớn ngay trong tầm mắt , nổi bật nhất trong khu Thánh địa với chiều cao 52 mét , tổng diện tích hình nền móng là 231 m2 , mỗi cạnh vuông là 15.2 m2 , bao gồm 1 tháp lớn mô hình theo Kim tự tháp và 4 tháp nhỏ nằm 4 góc , là những mô hình thu nhỏ của tháp lớn . Cổng quay về hướng đông . Những khoảng trống âm trong tường cả 2 mặt vách của Bảo tháp đều có khắc những tượng Phật rất tinh xảo . Bước xuống rất nhiều bậc thang lát bằng đá , con đường dài dẫn vào Chánh điện nằm ở tầng trệt , bên trong là Đức Phật Thích Ca lớn  bằng đá mạ vàng rực rở trong tư thế với tay phải duổi tiếp đất , ngồi trên tọa cụ thay vì tòa sen như các chùa khác . Bức Tượng được điêu khắc từ thế kỷ 10 sau công nguyên và được che xung quanh bằng kính dày , có cửa nhỏ bên hông dành cho các Sư Sải vào thay “ Y “ cho Phật của những đoàn hành hương vào “ dâng Y “ chiêm bái  . Chưa thấy Thánh địa nào đông đảo người hành hương như nơi này , từ ngoài cổng vào những hàng người dày đặc xếp hàng nối tiếp nhau không dứt theo lối đi với những vòng hoa tươi treo theo những hành lang nhiều màu sắc , cho nên để được vào lạy Phật không phải là điều dễ dàng . Xung quanh Tháp là những người từ nhiều quốc gia đến đây tọa Thiền ngủ lại đêm ,hay kinh hành hoặc lạy Phật ngay dưới gốc cội Bồ đề . Bởi nơi đây là một trong Tứ Động Tâm của Phật giáo ( *Lâm Tỳ Ni nơi sanh Đức Phật * Bồ đề Đạo tràng nơi Phật giác ngộ viên mãn *Sarnath vườn Lộc Uyển nơi giảng Pháp đầu tiên cho 5 anh em Kiều Trần Như *Kusinara Câu Thi Na nơi Đức Phật nhập Niết bàn)   Chỉ cần ngắm nhìn bức tượng Phật màu vàng lộng lẫy và đôi mắt từ bi của Phật, trái tim của người hành hương chắc chắn sẽ khởi sinh niềm hoan hỷ và thành kính . Đó là kết quả của lòng tin và lòng kính đạo của người Phật tử .

Sau lưng Đại Tháp là cây Bồ đề ( Bodhi ) cao lớn cành lá sum xê tỏa rộng ra cả 1 góc sân và còn cả 2 cây tương tự bên trái và phải Đại Tháp . Đó là cây Tất Bát La ( thuộc họ Ficus religiosa ) cũng có nơi tên là Pipphala , tiếng Pali gọi là cây Assattha có nghĩa là An lạc . Cây hiện tại không phải là nguyên thủy từ Đức Phật ngồi giác ngộ , mà trồng lại vài lần được chiết cành từ cây Mẹ sau bao mùa giông bão bị tàn phá .

Đoàn chúng tôi đi kinh hành chuông mõ với tất cả áo dài lam thành kính theo chu vi bên ngoài Tháp Đại giác 3 vòng và cùng hướng về Phật 3 lạy . Đến nơi đây ai cũng phải ít nhất 1 lần vào Chánh điện chiêm bái và cúng dường Phật . Bởi nơi Đại Tháp này Người đã giác ngộ thành Phật vào đêm trăng tròn tháng Wesak đến rạng sáng hôm sau . Ngài tiếp tục ngồi trên tòa Kim Cương ( Vajrasana ) và sau đó Đức Phật nhịn đói suốt 7 tuần .

Tuần đầu tiên  Đức Phật ngỗi yên trong tư thế trải nghiệm niềm an lạc và suy tưởng về Thuyết Duyên Khởi (Pacticca Samuppada ) .

Tuần thứ 2  Đức Phật ngắm cây Bồ đề để tỏ lòng tri ân sâu sắc . Ngài đứng ngắm nhìn cây Bồ đề suốt 1 tuần mà không hề nháy mắt . Vua A Dục đã dựng lên tháp kỷ niệm Animisalocana Cetiva đến nay vẫn còn .

Tuần thứ 3  Đức Phật đi kinh hành lên xuống trên quãng đường gần cây Bồ đề , sau được gọi “ Đường Kinh Hành Ngọc Báu “ ( Ratana Cankamana ) .

Tuần thứ 4  Đức Phật ngồi tham Thiền trong Thất được gọi là Bảo Thất ( Ratanaghara ) để suy niệm về Vi Diệu Pháp , quán chiếu suy niệm về thuyết Nhân Duyên ( Patthana ) , làm phát quang bên trong sắc thân . Kinh ghi nhận rằng , tâm và thân Ngài phát sáng một vầng hào quang 6 màu rực rỡ .

Tuân thứ 5  Đức Phật ngồi dưới cây Ajapala Banyan để suy niệm về Giáo pháp .

Tuần thứ 6  Đức Phật ngồi dưới cây Mucalinda , gọi theo tên của Mãng Xà Vương . Lúc bấy giờ trời giông bão u tối và gió lạnh . Vua Rắn từ lòng hồ lên lấy thân quấn quanh người Đức Phật và cái mỏ phình to lớn che chở đầu Đức Phật để bảo vệ cho Người , vị trí hồ này phía bên phải trong khu Đại Giác  .

Tuần thứ 7  Đức Phật ngồi dưới cây Rajayatana .

Tháp Đại Giác sẽ được dát vàng phần mái vòm do nhà vua Thái lan Bhumibol Adulyadej đưa sang Ấn 300 ký vàng trong đó 100 ký của nhà vua và số còn lại bởi sự quyên góp của các Phật tử . Số vàng trên được 40 chuyên gia và 20 binh lính đã chuyển đến trong chuyến bay đặc biệt ngày 11 /11 / 2013 .

Đoàn chúng tôi trở về khách sạn , và sau buổi cơm trưa chúng tôi lại lên đường thăm các chùa ở vùng lận cận . Chùa Việt nam Quốc Tự chu vi rất rộng lớn , nhưng cây cối um tùm u tối và vắng vẻ , cây lá đầy ngập cả lối đi tạo cảm giác nơi đây như không đủ người chăm sóc , mặc dầu Chùa rất nguy nga và bên phải cổng vào là ngôi Bảo tháp xây theo mô hình của Chùa Thiên Mụ ở Huế còn rất mới . Nhưng khi đến chùa Tây Tạng chúng tôi thật sự ngỡ ngàng vì cái vẻ đẹp lạ lùng theo thiết kế hoa văn quá tỉ mĩ bên trong từ những cây cột chống đở ,  trần nhà và vách được trang hoàng nhiều màu sắc rực rỡ kế tiếp nhau theo hình vẽ thật tinh xảo và lộng lẫy , mà bên ngoài từ bải cỏ đến lối đi cây được cắt tỉa cũng thật kỹ lưởng , gọn gàng và sạch sè không một chiếc lá rơi trên mặt đất . Đoàn chúng tôi vào chùa lễ Phật khi các chú tiểu mặc áo cà sa màu nâu đậm cở năm - bảy tuổi , đầu đã xuống tóc ngồi 4 dãy chia thành 2 bên của Chánh điện trên dưới 100 em , đang đọc kinh theo người Thầy hướng dẫn . Những âm thanh đồng loạt xướng lên vang lớn rền trong Chánh điện , với khuôn mặt ngây thơ ngơ ngác lén nhìn khách viếng chùa trông thật dễ thương , cho ta cảm giác nơi đây thật sự yên tỉnh tâm hồn và hài hòa thân ái  .

Bên ngoài chùa phía phải là 1 dãy dài với những chuông bằng đồng sáng loáng được chạm trổ tinh xão gắn vào trục đứng cho khách thập phương viếng chùa , để có dịp dẩy bánh xe pháp “ luân hồi sanh tử “ quay tròn theo kim đồng hồ của  phái Mật Tông Tây tạng  .

Trời đã ngã về chiều , ánh nắng không còn gay gắt như lúc ban trưa , khí trời đã bắt đầu se lạnh . Chúng tôi đi đến viếng ngôi chùa Nhật bản cuối cùng trong ngày . Tượng Phật Thích Ca lộ thiên bên ngoài to lớn đặt trên bệ rất cao ngồi trên tòa sen , bên dưới thấp theo bức tường bao quanh vòng tròn là những vị đệ tử A La Hán của Đức Phật . Bức tượng quá vĩ đại cao hơn cả những tòa cao ốc chung quanh , nên có thể trông thấy từ đàng xa bên ngoài  đường lộ . Những thợ chụp hình đây là dịp phục vụ ảnh lấy liền cho du khách nhân chuyến hành hương đầy kỹ niệm .

Ngày 16 /11  Từ 9 :00 am Chúng tôi cùng cúng dường và tham dự  Lễ Hội Dâng Y do Đại Đức Ariyapala tổ chức nơi Tịnh Xá Việt Ấn của Thầy cho 60 vị Tỳ kheo Ấn . Dùng bữa trưa tại đây và về Khách sạn vào khoảng 3 giờ chiều .

Ngày 17 /11  Chúng tôi thức dậy sớm điểm tâm để chuẩn bị leo núi lên Khổ Hạnh Lâm nơi Đức Phật cùng 5 anh em Kiều Trần Như trong 6 năm tu khổ hạnh nơi này .IMG_2429 Con đường dẫn đến phải qua dòng sông Ni Liên Kiền ( Neranjara ) , khu rừng bên này hữu ngạn đi lên đồi núi dốc thoai thoải , càng lên cao càng khó khăn cho người sức khỏe kém và tuổi già . Nhưng nơi đây cũng có kiệu và xe gắn máy giúp đưa đến tận nơi . Xung quanh vùng dưới chân đồi đầy dẫy cây “ Chà Là “ như một cánh rừng và thấp thoáng xen kẻ là những mái nhà thưa thớt bên dưới những cây rợp đầy bóng mát . Trên đỉnh phía phải là hang động , cửa hang rất nhỏ chỉ vừa đủ 1 người bước vào , và bên trong cũng chỉ chứa được không quá 4 người  . Trên kệ thờ Bồ Tát Thích Ca chỉ còn da bọc xương khi Ngài chưa thành Phật . Vì số người quá đông nên đoàn chúng tôi không thể vào được và mỗi người tự mình xếp hàng vào trong hang lễ Phật .
IMG_4715Hôm nay cũng là ngày Thầy Đồng Châu tặng mỗi người một miếng vải “ Y “ đã được phân chia trước đây , sau khi cúng dường “ Dâng Y “  cho Đức Phật nơi Đền Đại Bát Niết Bàn và xâu chuổi làm kỷ niệm , kết thúc một chuyến hành hương đường về Đất Phật .

Trên đường trở về khách sạn chúng tôi được trông thấy sông Ni Liên Kiền đang trong mùa khô cạn , chính nơi đây Bồ tát qua sông , đến bên này bờ sau 6 năm khổ hạnh . Đoàn cũng ghé thăm khu tưởng niệm nơi cô Sujata dâng bát cháo sữa cúng dường cho Phật .

Buổi chiều mọi người tự do mua sắm . Trải dài theo con đường nhựa là những cửa hàng và các quầy nhỏ bán rong bên vệ đường các đồ lưu niệm về Phật giáo từ xâu chuổi đến các chuông mỏ tượng Phật , nơi nào cũng có . Nếu khách hành hương không được dặn dò trước thì sẽ bị lầm lẫn khi mua hàng , vì họ đưa giá bán rất cao , không như bên Mỹ . Con đường đầy rẫy khách hành hương và các xe lớn của các Tour du lịch cùng xe gắn máy của người địa phương , với kèn reo vang inh ỏi tránh đường kẹt xe tạo nên không khí thật nhộn nhịp không ngừng nghỉ . Du khách thì vội vã tìm hàng cho kịp chuyến về nên lúc nào cả ngày lần đêm cũng như một ngày hội  . Từ đây mỗi người vào Đại Tháp chiêm bái bất cứ ngày giờ nào hoặc ngủ lại qua đêm ngay dưới cội Bồ đề .

Ngày 18 / 11  Sau buổi cơm trưa Đoàn hành hương chúng tôi rời Bồ Đề Đạo Tràng khởi hành đi phi trường Gaya Airport để về lại New Delhi . Đoạn đường này tuy gần nhưng vì kẹt quá nhiều xe , nên đến phi trường cũng cận kề giờ phi cơ cất cánh . Chúng tôi trở lại khách sạn Hanuwant Palace khi ngày đầu đến đây .

Ngày 19 / 11   Sau điểm tâm đoàn khởi hành đi viếng thăm đền Asharam Temple , một công trình kiến trúc Đền Tháp vĩ đại mà chúng tôi lần đầu trông thấy .
imagesTất cả các tòa nhà lớn nhỏ và sân bên ngoài đều xử dụng hoàn toàn bằng đá , không có viên gạch xây nào . Nét chạm trổ quá tinh xảo thật sống động , không riêng gì bên trong mà cả bên ngoài đều điêu khắc tuyệt mỹ , hình ảnh những đàn voi đấu cùng sư tử quanh theo vách tường Đền thật sống động . Nghe nói rằng với 15 .000 thợ giỏi nhất làm suốt 5 năm trời bằng tay không hề có máy móc mới có một tác phẩm vĩ đại như thế này . Chúng tôi đùa rằng đi du lịch Ấn độ mà chưa đến đây thì xem như chưa tới Ấn . Buổi chiều thăm viếng thủ đô New Delhi và thăm viện Bảo tàng để chiêm bái Xá lợi Phật bên trong .

Trở về ăn tối và 9 :00 pm khởi hành đến Phi trường check in trở lại Mỹ . Kết thúc một chuyến đi hành hương 15 ngày từ Ấn xuyên qua Nepal quê hương của Phật .

Hôm nay những người hành hương phải đi qua những chặng đường dài gian khổ trên những con lộ quá xấu , khó đi đến những vùng xa xôi của miền Bắc Ấn Độ , cũng chỉ để chứng kiến những di tích đổ nát , điêu tàn của những Đền Tháp huy hoàng một thời hoàng kim xa xưa đã bị phá , thậm chí đã bị thiêu hủy . Nhưng nay những nhà khảo cổ và các tấm lòng Phật tử mộ đạo các nơi trên thế giới đang dần khôi phục lại những Thánh địa của Phật đã mai một theo thời gian . Điều đó để chúng ta thấy rằng trong thế giới tự nhiên ( okasa-loka ) không bao giờ thường hằng mà biến đổi theo luật Vô thường . Ý thức này là một trong những cảm xúc trong nghĩa “ Động Tâm “ làm cho kẻ hành hương nôn nao và xúc động về tâm linh của một kiếp người ngắn ngủi ,  để rồi làm cho ta thức tỉnh mà giãm đi những Tham Sân Si phiền muộn của cuộc đời để lòng mình luôn tĩnh lặng . Bởi mang sân hận trong lòng thì đã là địa ngục rồi ,  đâu phải đợi chờ đến ngày vãng sanh mới biết mình đi về đâu . Hạnh phúc hay Niết bàn là do ta định đoạt trong hiện tại , có ngay lúc này đây . Vạn vật không có gì là thường trụ và bất biến , tất cả đều do duyên khởi mà ra . Ta đến với hai bàn tay không và ra đi cũng thế . Thân ta mà còn không giữ  được thì tại sao phải lo lắng sợ hãi những cái không phải của ta , Phật đã dạy như thế .

Và từ những người không quen biết , sau một thời gian gắn bó trên đoạn đường dài hành hương chia ngọt xẻ bùi mệt nhọc có nhau , nay đã đến lúc phải chia tay mỗi người mỗi ngã . Chắc chắn trong cuộc sống hằng ngày luôn bận rộn nơi xứ người cũng khó lòng gặp gỡ . Nên ai cũng bùi ngùi luyến tiếc cho cuộc chia tay sắp đến không biết bao giờ gặp lại .

Ngày tháng vô tình cứ đi qua lặng lẽ như dòng sông trôi về biển cả của đại dương . Chắc chắn không thể nào quay ngược về nguồn . Đời người cũng thế đến rồi sẽ ra đi theo luật Vô Thường , và không mong gì trở lại có mặt trên cõi đời này . Nhưng tình người thì không hẳn thế ! Nó luôn giữ mãi trong tâm với một hoài niệm , một thương tiếc , một tấm lòng , một trìu mến khôn nguôi cho những ngày đẹp đẽ bên nhau của những người vừa quen biết trên đoạn đường dài cùng chung về Xứ Phật ! Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật.

XA LOI PHAT
Nguyễn  V   Phúc
Pháp danh Nguyên Phúc
California  1/ 12 /13
Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
06/02/2018(Xem: 13469)
TẠI SAO PHẢI LẠY PHẬT Theo phong tục ở các nước Á Châu, kể cả Việt nam, lễ lạy là để tỏ lòng tôn kính; thời xưa vớilễ nghi “quân, sư, phụ” củangười Trung Hoa, thần dânphải lạy vua (đấng quân vương), học trò lạy thầy giáo (sư), con lạy cha (phụ).
18/11/2017(Xem: 19755)
CẢM ƠN ĐỜI Ta gặp nhau đây, ở chốn này Là duyên tiền kiếp đã vần xoay