TẠI SAO PHẢI LẠY PHẬT - Tâm Hiền Tôn Thất Chiểu

06/02/20183:10 CH(Xem: 13456)
TẠI SAO PHẢI LẠY PHẬT - Tâm Hiền Tôn Thất Chiểu
TẠI SAO PHẢI LẠY PHẬT

DSC00097Theo phong tục ở các nước Á Châu, kể cả Việt nam, lễ lạy là để tỏ lòng tôn kính; thời xưa vớilễ nghi “quân, sư, phụ” củangười Trung Hoa, thần dânphải lạy vua (đấng quân vương), học trò lạy thầy giáo (sư), con lạy cha (phụ). Trong truyền thống tâm linh, tôn giáo con người lạy Thần linh, lạy Trời, lạy những thần tượng mà chính con người tạo ra do đức tin của mình, nhưng các “ngài” đó không xuất hiện trên quả đất; loài người, dù rất tin, cũng không thể thấy, không sờ mó được. Chỉ có một tôn giáo mà vị “giáo chủ” vẫn tuyên bố mình vốn là con người, do tự mình tu tập rồi giác ngộ; nghĩa là trở thành “một vị Bụt (=Buddha)”. Vị ấy không tự xưng mình là giáo chủ”, không buộc ai phải tôn thờ và lạy mình; các đệ tử lớn của ngài vào thời đó đã lập nên đạo Bụt (Buddhism, người Trung hoa dịch ra là Phật Giáo). Người tin đạo Phật vẫn biết rằng thái tử Shidharta là một người sinh ra trên đất nước Ấn độ từ mấy ngàn năm trước. Khoa học, lịch sử xác minh là có thật một con người như thế, chứ không phải là một vị thần linh, nhưng vì cảm phục lòng thương chúng sanh rộng lớn và trí tuệ tuyệt vời của ngài, nhân loại đã tôn thờ và lạy ngài trong hơn hai ngàn sáu trăm năm trước cho đến bây giờ. Là một Phật tử đã đi chùa, lạy Phật từ thuở ấu thơ, nay khi già người viết bài này lại “lẩm cẩm” đặt vấn đề tại sao không những mình mà gần cả một tỉ người trên quả đất này (và cả chư Thiên?) cũng đều đang lễ lạy một con người chỉ tự xứng mình là một kẻ đã giác ngộ, một “Như Lai” chứ không bao giờ cho mình là một thần linh. Đặt vấn đề như thế nhưng đã trả lời ngay rằng tôi (con) lạy Phật là vì Ngài rất xứng đáng để cho tôi (con người) lạy. Vì sao? Một lạy đầu tiên: Cùng hành hương viếng Phật tích tại Ấn Độ, một bạn cùng đi, sau khi đi bộ trong các con đường dơ bẩn, đối diện với các trẻ em ăn mày, với những bải rác hôi hám, với những bất tiện trong các khách sạn… đã hỏi tôi “sao hoàn cảnh khổ như thế này mà ngày xưa đức Phật bỏ ngai vàng cung điệnđã chịu nổihơn sáu năm khổ hạnh và bốn mươi mấy năm đi chân đất qua các nẻo đường (chứ không phải bằng xe hơi, máy bay với những giấc ngủ trong lâu đài có điều hoà không khí…) để “thuyết pháp độ sanh” nghĩa là để truyền bá những giải pháp giúp chúng sanhgiải thoát khổ và giải thoát sinh tử. Tôi trả lời rất giản dị rằng “thế cho nên chúng mình mới lạy chứ”. Chị ta mỉm cười, cò vẻ đồng tình với câu trả lời ngắn gọn của tôi. Trong suốt thời gian còn lại của chuyến hành hương không nghe chị ấy than phiền gì thêm nữa.Phật tử đi hành hương thăm các thánh tích của đức Phât, phải đi bộ một vài cây số lên “Rừng Khổ hạnh” và” núi Linh Thứu”
DSC00092
đã thấy mệt nhoài, chừng này thôi cũng quá đủ để vừa lạy mà vừa thương “đấng cha lành muôn loại” Một cái lạy khác dành cho một nhà “đại cách mạng” trong một xã hội đầy tính giai cấp từ mấy ngàn năm trước và còn kéo dài như thế cho đến thế kỷ 21 của xứ Ấn Độ. Đẳng cấp ở Ấn độ được đề cập đầu tiên trong kinh Veda, bản kinh cổ nhất của đạo Bà La Môn: “Bốn đẳng cấp đều được sinh ra từ một nguồn, từ trên cùng cơ thể của con người sơ thủy (Purusa): Bà La Môn được sinh ra từ miệng; Sát Đế Lợi sinh ra từ tay; Phệ Xá sinh ra từ bắp vế; và Thủ Đà La sinh ra từ chân.” Theo Luật Manu,(Luật Manu là luật được chép lại từ lời răn của Manu - ông tổ của tộc người Arya, viết theo cách của bản trường ca gồm 12 chương với 2.685 văn thơ do tăng lữ đạo Braman biên soạn từ thế kỷ II trước Công nguyên, thời vương quốc Môria), công việc và bổn phận của đẳng cấp Bà La Môn là nghiên cứu và giảng dạy các kinh Veda, thực hiện bố thí và tế lễ; bổn phận của đẳng cấp Sát Đế Lợi là bảo vệ dân chúng, ngăn chặn kẻ ác,trừng phạt kẻ cướp và tham gia chiến đấu; nhiệm vụ của những người Phệ Xá là tạo ra tài sản, chăn nuôi và bảo vệsúc vật; bổn phận của đẳng cấp Thủ Đà La là làm nô lệ cho ba đẳng cấp trên. Trong nhiều biện luận, đức Phật thẳng thắng phê phán các nguồn gốc của các giai cấp trong xã hội của những người Bà-la-môn. Nhiều phê phán rất giản dị như là vợ của những người Bà-la-môn cũng có kinh nguyệt, có mang thai và có cho con bú như những người phụ nữ ở giai cấp khác nên những đứa trẻ của người Bà-la-môn cũng được sinh ra như những đứa trẻ của những giai cấp khác; như là những người Bà-la-môn cũng phải trải qua sinh lão bệnh tử, máu của người Bà-la-môn cũng đỏ, và nước mắt cũng mặn như bao người khác. Người Bà-la-môn phạm pháp cũng phải chịu tội trước pháp luật, người Bà-la-môn cũng không thể thoát khỏi sự chi phối của luật nhân quả báo ứng như những người khác (Trường Bộ Kinh). Theo Đức Phật, con người cao quý hay hạ tiện là do những hành động của họ chứ không phải việc người đó được sinh ra từ đẳng cấp nào.Chủ trương xoá bỏ giai cấp một cách mãnh liệt bằng cách thu nhận vào Tăng đoàn của Phật nhiều người trong giai cấp cùng đinh, hạ liêt. Ngài Ưu Bà Ly là người nô lệ đầu tiên được Phật cho xuất gia, thu nhận vào tăng đoàn. DSC_5417Sau một thời gian ngắn ngài chứng quả A La Hán và ngài trở thành một trong 10 đại đệ tử của đức Phật và được Đức Phật cho là “đệ nhất trì giới”; xử lý và tuyên luật cho Tăng đoàn. Đức Phật còn chấp nhận nhiều đệ tử khác thuộc đẳng cấp hạ tiện trong xã hội bấy giờ vào Tăng đoàn như Sati, con một người đánh cá, Nanda làm nghề chăn bò…Rõ ràng là không có đẳng cấp trong Tăng đoàn của đức Phật. Ngoài ra, đa số Phật tử đều có nghe quí Thầy kể chuyện về cô gái thuộc dòng hạ tiện Thủ-đà-la, nàng Ma-đăng-già say đắm sắc đẹp của ngài A-nan, đã làm mọi cách để lấy A-nan làm chồng. Nhưng sau khi được Phật khai ngộ, cho phép xuất gia, gia nhập Tăng đoàn và sau đó đã trở thành một nữ Thánh giả. Với chế độ giai cấp khắt khe do đạo Bà-la-môn chủ trương trong xã hội Ấn Độ bấy giờ, rất nhiều người chỉ trích và phản đối nhưng đức Phật vẫn dứt khoát chủ trương là “tất cả mọi người đều bình đẳng; như trăm sông chảy vào biển cả, tất cả mọi người thuộc mọi dòng giống, khi đã xuất gia thì đều cùng một họ Thích Ca” Kinh Phật Tự Thuyết (Udāna) Nhiều người trên thế giới cũng nên lạy và kính lễ Đức Phật, dù không phải là Phật tử, vì từ mấy ngàn năm trước mà ngàiđã đề cập đến những lợi lạc của một chế độ dân chủ trong cộng đồng xã hội. Hãy nghe ngài can gián một vị vua đừng gây chiến với một quốc gia đang ổn định và phồn thịnh vì quốc gia đó đã xây dựng một xã hội theo “thể chế dân chủ”.Trong kinh Đại Bát Niết-bàn,Trường Bộ Kinh, có ghi lại sự việc vua A-xà-thế (Ajàtasattu) nước Ma-kiệt-đà (Magadha) phái một đại thần đến thỉnh ý Đức Phật về việc ông muốn cất binh đánh xứ Vajjì, Đức Phật đã trả lời như sau: 1. Khi nào dân Vajjì thường hay tụ họp và tụ họp đông đảo với nhau(ý nói Đức Phật dạy là sự hòa hợp trong dân chúng và trong tổ chức chính trị). 2. Khi nào dân Vajji tụ họp trong niệm đoàn kết, giải tán trong niệm đoàn kết và làm việc trong niệm đoàn kết (ý nói xây dựng khối đại đoàn kết: Đoàn kết giữa các nhà lãnh đạo, đoàn kết giữa chính quyền và nhân dân, trên dưới một lòng vì sự giàu mạnh của đất nước). 3. Khi nào dân Vajji không ban hành những luật lệ không nên ban hành,không hủy bỏ những luật lệ đã được ban hành, sống đúng với truyền thống(ý nói tinh thần thượng tôn pháp luật và giữ gìn truyền thống dân tộc) 4. Khi nào dân Vajjì tôn sùng, kính trọng, đảnh lễ, cúng dường các bậc trưởng lão Vajjì và nghe theo lời dạy của những vị này(ý nói kính trọng các bậc trưởng thượng, những người cao tuổi có nhiều kinh nghiệm) 5. Khi nào xứ Vajjì không bắt cóc và cưỡng ép những phụ nữ và thiếu nữ Vajjì phải sống với mình. (ý nói xã hội có an ninh, trật tự, không có tệ nạn áp bức, bóc lột; hà hiếp, bắt cóc, cưỡng ép phụ nữ làm tỳ thiếp, làm nô lệ…) 6. Khi nào dân Vajjì biết tôn kính, đảnh lễ, cúng dường các tự miếu Vajjìở nội, ngoại thành và không bỏ phế các cúng lễ đã có từ trước, đã làm từ trước đúng với quy pháp. (ý nói có văn hóa tín ngưỡng, có đời sống tâm linh; tôn trọng truyền thống) 7. Khi nào dân Vajjì bảo hộ, che chở, ủng hộ đúng pháp các vị A-la-hán ở Vajjì, khiến cho các vị A-la-hán chưa đến sẽ đến trong xứ, và những vị A-la-hán đã đến được sống an lạc.(Ý nói phải biết kính trọng các bậc thánh nhân, các bậc hiền nhân, các người có tài năng và đức độ) nghĩa là khi nào Bảy Pháp Bất Thối trên còn được duy trì giữa dân Vajjì,thì dân Vajjìđược hưng thịnh, hùng cường khó ai có thể xâm phạm được.
DSC_5483
Vào thời kỳ con người còn sống và tổ chức theo lối Bộ Lạc và Vua Chúa, mà bài dạy này của đức Phật đã đề cập đến một lối tổ chức gần giống một xã hội dân chủ ngày nay. Không phải chỉ có Phật tử mới sụp lạy mà các nhà cai trị độc tài trên thế giới cũng nên vào chùa cúi đầu đảnh lễ đức Thế Tôn (Kinh Đại Bát Niết-bàn (Mahàparinibbàna sutta),kinh số 16 thuộc Trường Bộ Kinh (Digha Nikaya) Bao nhiêu cái lạy mới đủ cho lòng từ bi rộng lớn vô biên của đức Phật đối với tất cả chúng sanh mọi loài (=con người và tất cả sinh vật), kể cả đối với “kẻ thù” của ngài. Ví dụ rất rõ ràng là ngài đã hoá độ cho Đề-bà-đạt-đa, một người suốt đời chỉ nghĩ đến hãm hại và tìm mọi cách để giết Phật. Một trường hợp khác về Vua A-xà-thế đã mang trọng tội giết cha, giết mẹ, giết bậc Thánh A La Hán, làm chảy máu Phật, phá hoại Tăng đoàn, Phật vẫn ra tay cứu độ sau khi vua đã ăn năn hối cải sám hối tội đã làm. Xin mời đọc thêm Kinh Từ bi “Metta Sutta” trong Kinh Tập (Sutta Nipata) của Tiểu Bộ Kinh Và dĩ nhiên hàng trăm, hàng ngàn cái lạy dành cho 45 năm thuyết pháp đã cho nhân loại ba Tạng Kinh điển gồm những lời dạy cụ thể để con người có thể áp dụng để sống an lạc hạnh phúc, những triết lý, những tuệ giác mầu nhiệm mà các triết gia, khoa học gia, các nhà tâm lý học đương đại cũng cũng cộng nhận là rất thiết thực không những cho đời sống con người mà còn giúp các chuyên gia đó trong các công trình nghiên cứu của họ.
DSC00092Cũng xin cám ơn và kính lễ đến các bậc Thánh Tăng, các vị Tổ trong các kỳ kết tập kinh điển, các nhà truyền giáo, truyền giới qua bao thế kỹ, vua Asoka, các nhà khảo cố ngưới Anh…và tất cả những ai đã tìm kiếm,sửa sang, bảo vệ các di tích lịch sử của đức Phật và Tăng Đoàn của ngài hiện còn gìn giữ tại Ấn Độ mà, mặc dù sau các cuộc tàn phá và giết chóc trong mấy thếkỷ trước đây, du khách và Phật tử từ nhiều môn phái khác nhau trên khắp thế giới đang tấp nập thăm viếng, tu tập trong nhiều chuyến hành hướng đến các Thánh tích đó. Riêng người viết bài này vẫn phân vân không hiểu có nên “vái một vái” để tỏ lòng cám ơn “bạn Google” và các quí vị đã đăng các nghiên cứu của mình lên măng lưới “internet” vì không có “các bạn” thì người viết phải mất thì giờ gấp bội để hoàn thành được một bài viết ngắn ngủi này. Tâm Hiền Tôn Thất Chiểu (Để kỹ niệm chuyến hành hương Phật tích 11/2017)
Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
18/11/2017(Xem: 19748)
CẢM ƠN ĐỜI Ta gặp nhau đây, ở chốn này Là duyên tiền kiếp đã vần xoay
06/03/2014(Xem: 10020)
Ký sự về chuyến hành hương Đường về Xứ Phật từ ngày 6 /11 đến 20 /11 /2013 do chùa Bồ Đề tổ chức .