Về Bốn Quả Thánh

02/03/201910:13 CH(Xem: 10344)
Về Bốn Quả Thánh

Về Bốn Quả Thánh

 

 Trong kinh điển thường đề cập đến bốn quả vị mà người con Phật phải nhắm đến trên đường giải thoát, đưa đến Niết Bàn. Các quả vị nầy được xem như là các dấu mốc — hoặc các chặng đường — trên hành trình thanh lọc tâm ý, tiêu diệt các ô nhiễm ngủ ngầm trong tâm, vốn thường được gọi là mười kiết sử hay thằng thúc (samyojana), trói buộc chúng sinh vào vòng luân hồi.

                        Bốn quả vị đó là:

– Dự lưu (Sotàpanna, Tu-đà-hoàn),
– Nhất lai (Sakadàgàmi, Tư-đà-hàm),
– Bất lai (Anàgàmi, A-na-hàm),
– A-la-hán (Arahat, Ứng cúng).

Mười kiết sử là:

– Thân kiến (sakkàya-ditthi),
– Hoài nghi (vicikicchà),
– Giới cấm thủ (silabata-paràmàsa)
– Tham đắm vào cõi dục (kàma-ràga)
– Sân hận (vyàpàda),
– Tham đắm vào cõi sắc (rùpa-ràga),
– Tham đắm vào cõi vô sắc (arùpa-ràga),
– Mạn (màna),
– Trạo cử vi tế (uddhacca),
– Si vi tế (avijjà).

Trong nhiều bài kinh, Đức Phật thường tóm tắt về bốn quả thánh đó như sau:

“… Có những Tỳ-khưu là những vị A-la-hán, các lậu hoặc đã đoạn trừ, Phạm hạnh đã thành, các việc nên làm đã làm, gánh nặng đã đặt xuống, mục đích đã thành đạt, hữu kiết sử đã được đoạn tận, được giải thoát nhờ chánh trí.

Có những Tỳ-khưu là những vị Bất lai, đã đoạn trừ năm hạ phần kiết sử, được hóa sanh, từ ở đấy được nhập Niết-bàn, không còn phải trở lại đời này nữa.

Có những Tỳ-khưu là những vị Nhất lai, đã đoạn trừ ba kiết sử, đã làm cho muội lược tham, sân, si, sau khi sanh vào đời này một lần nữa, sẽ đoạn tận khổ đau.

Có những Tỳ-khưu là những vị Dự lưu, đã đoạn trừ ba kiết sử, không còn đọa vào ác đạo, chắc chắn sẽ được giác ngộ”. — [Trung bộ, 118]

        Người đạt quả Dự lưu là người đã phá bỏ ba kiết sử đầu tiên: thân kiến, hoài nghi, và giới cấm thủ. Người nầy được xem như là một người đã nhập vào dòng giải thoát, tùy theo hạnh nghiệp và tinh tấn mà chỉ tái sinh làm người hoặc trong các cõi trời, tối đa là bảy kiếp. Người nầy còn được gọi là đã mở “Pháp nhãn”, vì người ấy đã bắt đầu có thanh tịnh về quan kiến, đã trực nhận rõ ràng Chánh Pháp của Đức Phật. Người đó không còn xem mình như là một bản thể riêng biệt và thường tồn, kể cả hình sắc và tâm thức. Người đó không còn một chút nghi ngờ nào về sự hiện hữu và lợi ích của Tam Bảo: không còn hoài nghi về sự giác ngộ của Đức Phật, không còn hoài nghi về con đường mà Đức Phật đã vạch ra để đi đến giác ngộ, không còn hoài nghi về những đệ tử của Ngài đã đi theo con đường ấy và đã đạt được sự giải thoát tối hậu. Người ấy cũng không còn có ảo tưởng rằng Niết Bàn có thể đạt được bằng cách ép mình vào các hình thức lễ nghi phiến diện hay các điều lệ ước định nào đó.

       Có người thường hiểu lầm về chữ “hoài nghi” dùng ở đây. Tiếng Pali là “Vicikicchà”. Ngài Phật Âm (Buddhaghosa), trong bộ luận Thanh Tinh Đạo, nói rằng “Vicikicchà” phải hiểu là một thái độ cuồng tín mù quáng, không sẵn sàng tra vấn, học hỏi. Do đó cần phải trừ khử kiết sử nầy. Đưc Phật khuyến khích chúng ta phải biết suy tư, luận giải và chứng nghiệm, vì Pháp là “mời mọi người đến xem xét” (ehipassika). Để rồi chúng ta thấy, biết rõ ràng sự ích lợi của Phật Pháp cho con đường hành trì của ta, và từ đó, ta có một niềm tin vững chắc vào Tam Bảo, không còn thắc mắc, phân vân, hay do dự gì nữa.

Chữ “giới cấm thủ” (silabata-paràmàsa) cũng thường bị hiểu lầm. Trừ khử “giới cấm thủ” không có nghĩa là một thái độ buông lơi, phóng túng, dễ duôi, không giữ gìn giới hạnh. Trái lại, nó có nghĩa là một thái độ minh triết, xem giới luật như là một phương tiện tốt, cần thiết để luyện tâm, nhưng lại không mù quáng, không quá lệ thuộc vào các hình thức giáo điều. Một người không còn giới cấm thủ là một người lúc nào cũng có giới đức trong sạch, nhưng sống thảnh thơi trong giới luật đạo hạnh, không còn coi đó là một gánh nặng trên con đường hành trì của mình. Trong nhiều bài kinh (Tương Ưng Bộ, Phẩm Dự Lưu), Đức Phật thường đề cập đến bốn yếu tố chính đưa đến quả Dự lưu là niềm tín thành bất động nơi Tam Bảo và có giới đức cao thượng, lúc nào cũng được các bậc chân nhân khen ngợi.

     Trong giai đoạn kế tiếp, khi sự tham dục (tham đắm vào dục giới) và sân hận được trừ khử một cách đáng kể thì người đó đắc quả Nhất lai, nghĩa là có thể còn tái sinh làm người hoặc trong cõi trời dục giới một lần nữa.
     Khi hai kiết sử tham dục và sân hận được loại bỏ hoàn toàn, thì người ấy vào quả Bất lai, nghĩa là không còn tái sanh vào cõi dục giới nầy nữa. Năm kiết sử đầu tiên nầy gọi là “hạ phần kiết sử” (orambhàgiya-samyojana), cột trói chúng ta trong cõi dục.

     Người ấy tiếp tục hành trì thanh lọc tâm ý, và tinh tấn trừ khử năm kiết sử còn lại: tham đắm vào cõi sắc, tham đắm vào cõi vô sắc, trạo cử vi tế, mạn, và si vi tế. Năm kiết sử nầy gọi là “thượng phần kiết sử” (uddhambhàgiya-samyojana), cột trói chúng ta trong cõi sắc và vô sắc. Ở đây, tham đắm vào cõi sắc và cõi vô sắc là sự tham đắm vào bốn tầng thiền-na hữu sắc (rùpa-jhàna) và bốn tầng thiền-na vô sắc (arùpa-jhàna). “Trạo cử vi tế” là trạng thái vẫn còn một vài giao động nhỏ trước trần cảnh, “mạn” (màna) là các ý tưởng so sánh, và “si vi tế” là một vài dấu vết vô minh ngăn che còn sót lại.

     Đến lúc đó, người ấy đã phá tung tất cả mười sợi dây trói buộc, trừ khử mười loại kiết sử ô nhiễm, lậu hoặc đã đoạn tận, tuệ giác khai mở, không còn tạo nghiệp, không còn phải tái sinh, luân hồi nữa. Nói một cách khác, như đã mô tả trong Trung Bộ Kinh, bài kinh số 1 (Kinh Pháp Môn Căn Bản), đối với người ấy: “các lậu hoặc đã tận, tu hành thành mãn, các việc nên làm đã làm, đã đặt gánh nặng xuống, đã thành đạt lý tưởng, đã tận trừ hữu kiết sử, đạt chánh trí giải thoát”. Người ấy trở thành bậc A-la-hán, đắc đạo quả Niết Bàn, giải thoát rốt ráo tối hậu.

 

THẬP KIẾT SỬ

Thập kiết sử là mười món sai khiến và ràng buộc chúng sanh. Nó có sức sai khiến chúng sanh toan tính, hành động sai quấy không đúng với chánh pháp và khiến chúng sanh luân hồi mãi trong ba cõi chịu nhiều sự thống khổ. Cũng kêu là Thập sử, Thập phiền não, Thập hoặc Thập tùy miên bao gồm:

 

Tham: sự tham muốn mọi sự.

 

Sân: sân giận, hung dữ, nóng nảy.

 

Si: là sự mê tối, không phân được chánh tà.

 

Man: kiêu ngạo, khinh người.

 

Nghi: nghi ngờ chánh pháp.

 

Thân kiến: thấy thân này là thật.

 

Biên kiến:thấy biết một bên.

 

Tà kiến: thất biết sai lầm.

 

Kiến thủ: chấp giữ sự thấy biết sai lầm cho là đúng.

 

Giới cấm thủ: chấp giữ những giới sai quấy.

 

NĂM THƯỢNG PHẦN KIẾT SỬ

NĂM THƯỢNG PHẦN KIẾT SỬ

Kiết sử là phiền não ràng buộc chi phối. Thượng phần là hạng trên, cấp trên. Vì năm loại phiền não này vi tế, nhỏ nhiệm khó thấy, cho nên cũng khó đoạn trừ (trái lại, 5 hạ phần kiết sử là loại phiền não thô thiển, dễ thấy bao gồm: Thân kiến, giới cấm thủ, nghi ngờ, tham dục, sân hận ).

 

Năm thượng phần kiết sử, hay năm phiền não cấp trên là: tham Sắc (tham cõi Trời Sắc giới), tham Vô Sắc (tham cõi Trời Vô Sắc giới), Trạo cử, kiêu mạn, vô minh.

 

Tuy cuộc sống ở các cõi Trời Sắc giới và Vô Sắc giới sung sướng hơn nhiều, và tuổi thọ lâu dài hơn nhiều so với cõi người, nhưng nếu tuổi thọ hết, thì vẫn tiếp tục luân hồi sinh tử trong các cõi. Chỉ có siêu thoát khỏi ba giới mới trở thành bất tử.

 

 

 

MỤC LỤC

Lời Nói Đầu

[01]

Kinh Pāḷi Cho Người Bệnh

Pathamagilānasutta
Dutiyagilānasutta
Tatiyagilānasutta

7 Pháp Giác Chi Cho Người Bệnh

Tỳ khưu Dhammarakkhita
Cận sự nam Nguyễn Văn Nhân
Cận sự nữ Nguyễn Thị Nhân

Bài Kinh Bojjhaṅgaparittaṃ

Kệ khai kinh Thất Giác Chi
Bojjhaṅgaparitta (kinh Thất Giác Chi)

 

[02]

Ý Nghĩa Bài Kinh Dành Cho Người Bệnh

Ý nghĩa bài kinh thứ nhất
Ý nghĩa bài kinh thứ nhì
Ý nghĩa bài kinh thứ ba

Ý Nghĩa 7 Pháp Giác Chi Cho Người Bệnh

Tỳ khưu Dhammarakkhita
Cận sự nam Nguyễn Văn Nhân
Cận sự nữ Nguyễn Thị Nhân

Ý Nghĩa Bài Kinh Bojjhaṅgaparittaṃ

Ý nghĩa Kệ khai kinh Thất Giác Chi
Ý nghĩa bài kinh Thất Giác Chi

Oai Lực Pháp Bảo

Điều Nên Biết Về Thất Giác Chi

Pháp niệm giác chi
Pháp phân tích giác chi
Pháp tinh tấn giác chi
Pháp hỷ giác chi
Pháp tịnh giác chi
Pháp định giác chi
Pháp xả giác chi

Sự Phát Sinh Của 7 Pháp Giác Chi

Sự Phát Sinh Của Mỗi Pháp Giác Chi

Sự phát sinh của pháp niệm giác chi
Sự phát sinh của pháp phân tích giác chi
Sự phát sinh của pháp tinh tấn giác chi
Sự phát sinh của pháp hỷ giác chi
Sự phát sinh của pháp tịnh giác chi
Sự phát sinh của pháp định giác chi
Sự phát sinh của pháp xả giác chi

Nội Dung Bài Kinh Aggisutta

ĐOẠN KẾT

Oai Lực Của 7 Pháp Giác Chi

-ooOoo-

Namo Tassa Bhagavato Arahato Sammāsambuddhassa
Con đem hết lòng thành kính đảnh lễ Đức Thế Tôn, 
Đức Arahán, Đức Chánh Đẳng Giác ấy.

Lời Nói Đầu

Thật ra, toàn bộ giáo pháp của Đức Phật đều là linh dược chữa trị bệnh tâm, bệnh thân. Bệnh tâm phát sinh do phiền não, còn bệnh thân phát sinh do có thân.

Đối với Đức Phật và chư bậc Thánh Arahán hoàn toàn không có bệnh tâm nữa, bởi vì quý Ngài đã diệt đoạn tuyệt mọi phiền não rồi; song vì còn có thân, nên vẫn còn có bệnh thân.

Thông thường bệnh thân được chữa trị bằng các loại thuốc, nhưng có những trường hợp đặc biệt, bệnh thân được chữa trị bằng pháp thất giác chi cũng có hiệu nghiệm ngay tức khắc, như những trường hợp sau đây:

- Trường hợp Ngài Đại Trưởng Lão Mahākassapa lâm bệnh trầm trọng tại động Pippali. Khi ấy, Đức Phật ngự đến thăm viếng vị Đại Trưởng Lão, rồi Ngài thuyết bài kinh thứ nhất (paṭhamagilānasutta) giảng 7 pháp giác chi; vị Đại Trưởng Lão cung kính lắng nghe, phát sinh tâm vô cùng hoan hỷ 7 pháp giác chi ấy, cho nên bệnh của vị Đại Trưởng Lão khỏi hẳn ngay tức khắc.

- Trường hợp Ngài Trưởng Lão Mahāmoggallāna lâm bệnh trầm trọng tại núi Gijjhakūṭa. Khi ấy, Đức Phật ngự đến thăm viếng vị Trưởng Lão, rồi Ngài thuyết bài kinh thứ nhì (dutiyagilānasutta) giảng 7 pháp giác chi; vị Trưởng Lão cung kính lắng nghe, phát sinh tâm vô cùng hoan hỷ 7 pháp giác chi ấy, cho nên bệnh của vị Trưởng Lão khỏi hẳn ngay tức khắc.

- Trường hợp Đức Phật lâm bệnh trầm trọng tại ngôi chùa Veḷuvana. Khi ấy, Đại đức Mahācunda đến hầu đảnh lễ Đức Phật, Ngài truyền dạy Đại đức Mahācunda tụng bài kinh thứ ba (tatiyagilānasutta) có 7 pháp giác chi, mà Đức Thế Tôn đã từng thuyết giảng. Đức Thế Tôn lắng nghe rồi vô cùng hoan hỷ 7 pháp giác chi ấy, cho nên bệnh của Đức Thế Tôn khỏi hẳn ngay tức khắc.

Trong quyển sách nhỏ này, bần sư có trích dịch ba bài kinh này và bài kinh Bojjhaṅgaparitta, đặt tên “Bài kinh cho người bệnh”. Để dành riêng cho người bệnh, bần sư trích dịch một đoạn 7 pháp giác chi, là phần chính trong bài kinh, xen tên của người bệnh vào đúng vị trí của mỗi câu trong mỗi pháp giác chi, cốt để gây một ấn tượng sâu sắc đối với người bệnh, vì như đang được lắng nghe lời giáo huấn của Đức Thế Tôn tế độ mình. Nếu bệnh nhân lắng nghe hiểu rõ lời kinh ấy, thì chắc chắn phát sinh đức tin trong sạch nơi Tam Bảo, nhất là 7 pháp giác chi ấy.

Phần sau, bần sư giảng giải tóm tắt 7 pháp giác chi để giúp cho độc giả tìm hiểu ý nghĩa, chi pháp của mỗi giác chi, và đặc biệt những chi pháp riêng biệt làm nhân duyên hỗ trợ cho mỗi pháp giác chi chưa sinh thì được phát sinh, khi đã phát sinh, thì được tăng trưởng.

Đó là những pháp nên biết, bởi vì 7 pháp giác chi không những là linh dược mầu nhiệm, chữa trị được bệnh tâm vô cùng hiệu nghiệm, mà còn như là linh dược mầu nhiệm có khả năng đặc biệt chữa trị được cả bệnh thân nữa.

Bần sư trích dịch và biên soạn quyển sách nhỏ này với tác ý thiện tâm giúp cho người bệnh chóng khỏi bệnh do nhờ oai lực của Tam Bảo, nhất là 7 pháp giác chi này.

Thật ra, theo truyền thống Phật giáo, thỉnh tụng kinh cầu an cho người bệnh là một phận sự của chư Tỳ khưu đã có từ thời kỳ Đức Phật đang còn tại thế.

- Trường hợp ông cận sự nam Dhammika [1]  lâm bệnh nặng, khi sắp lâm chung, muốn được nghe kinh; ông cho người đến hầu Đức Phật, kính xin Ngài cho phép 8 hoặc 16 vị Tỳ khưu đến nhà ông. Ông kính thỉnh chư Tỳ khưu tụng bài kinh Mahāsatipaṭṭhānasutta (kinh Đại Niệm Xứ) cho ông nghe. Sau đó, ông cận sự nam Dhammika chết, do nhờ thiện nghiệp cho quả tái sinh lên cõi trời Tusita (Đấu Xuất Đà Thiên).

- Trường hợp ông phú hộ Anāthapiṇḍika [2]  lâm bệnh nặng, ông cho người đi thỉnh Ngài Đại đức Sāriputta đến nhà tụng kinh cho ông nghe. Sau đó, ông phú hộ Anāthapiṇḍika chết, do thiện nghiệp cho quả tái sinh lên cõi trời Tusita (Đấu Xuất Đà Thiên), v.v…

Quyển “Bài kinh cho người bệnh” này được hoàn thành do có nhiều người giúp sức như: Dhammacitta Bhikkhu (Tỳ khưu Tâm Pháp) giúp xem bản thảo; đệ tử Sīlācāra (Giới Hạnh), cô Dhammanandā đã tận tình đánh máy vi tính, dàn trang, làm thành quyển; các thí chủ trong nước và ngoài nước có đức tin trong sạch lo ấn hành là: Gia đình cô Hoàng Thị Nga, gia đình cô Hà Thị Bông, cô Ngô Thanh Loan (Nhuận Ngọc), gia đình ông bà Trần Văn Cảnh - Trần Kim Duyên…, và Pháp đệ Bửu Đức cùng nhóm Phật tử chùa Hương Đạo (Hoa Kỳ), gia đình anh Đinh Vạn Xuân cùng nhóm Phật tử ở Úc, các nhóm Phật tử ở Mỹ, Pháp, Thụy Sĩ, Canada…, và đã được Nhà xuất bản Tôn giáo cho phép ấn hành. Bần sư vô cùng hoan hỷ biết ơn tất cả quý vị.

Đức Phật dạy:

“Sabbadānaṃ dhammadānaṃ jināti.
Sabbarasaṃ dhammaraso jināti.
Sabbaratiṃ dhammarati jināti.
Taṇhakkhayo sabbadukkhaṃ jināti”
 [3]

“Pháp thí thắng tất cả các thí.
Pháp vị thắng tất cả các vị.
Pháp hỷ thắng tất cả các hỷ.
Arahán Thánh Đạo diệt tham ái,
Thắng tất cả cảnh khổ luân hồi”.

Idaṃ me dhammadānaṃ āsavakkhayāvahaṃ hotu.

Phước thiện pháp thí thanh cao này của mỗi người chúng con, xin làm duyên lành dẫn dắt mỗi người chúng con đến chứng đắc Arahán Thánh Đạo - Arahán Thánh Quả và Niết Bàn, diệt đoạn tuyệt mọi tham ái, mọi phiền não trầm luân, giải thoát khổ tử sinh luân hồi trong ba giới bốn loài.

Nếu mỗi người chúng con chưa diệt đoạn tuyệt được mọi tham ái, mọi phiền não trầm luân, chưa giải thoát khổ sinh, vẫn còn tử sinh luân hồi, thì do nhờ năng lực phước thiện pháp thí thanh cao này ngăn cản mọi nghiệp ác không có cơ hội cho quả tái sinh trong 4 cõi ác giới: Địa ngục, atula, ngạ quỷ, súc sinh; và cũng do nhờ năng lực phước thiện pháp thí thanh cao này hỗ trợ nghiệp thiện có cơ hội cho quả tái sinh trong các cõi thiện giới: Cõi người, các cõi trời dục giới.

- Nếu tái sinh trong cõi người sẽ là người ít có bệnh hoạn ốm đau, có sức khỏe dồi dào, có trí tuệ sáng suốt, tinh tấn tạo mọi pháp hạnh ba-la-mật chóng đầy đủ, để mong giải thoát khổ tử sinh luân hồi trong ba giới bốn loài.

- Nếu tái sinh (hóa sinh) trong các cõi trời dục giới trở thành thiên nam hoặc thiên nữ, thì không say đắm sự an lạc trong cõi trời ấy, mà tìm gặp những bậc thiện trí, gần gũi với bậc thiện trí, biết lắng nghe pháp của các bậc thiện trí, thực hành theo lời dạy của các bậc thiện trí, để mong giải thoát khổ tử sinh luân hồi trong ba giới bốn loài.

Idaṃ no ñātinaṃ hotu, sukhitā hontu ñātayo.

Phước thiện pháp thí thanh cao này, xin hồi hướng đến tất cả thân quyến của chúng con, từ kiếp hiện tại cho đến vô lượng kiếp trong quá khứ, cầu mong quý vị hoan hỷ thọ nhận phần phước thiện này để thoát khỏi cảnh khổ, được an lạc lâu dài.

Icchitaṃ patthitaṃ amhaṃ,
Khippameva samijjatu.

Điều mong ước, ý nguyện của chúng con,
Cầu mong sớm được thành tựu như ý.

 

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
23/02/2018(Xem: 16952)
Tại quốc gia có văn hóa đặc biệt như Nhật Bản, du khách có thể cảm thấy nản chí với những quy định và chuẩn mực xã hội khắt khe. Choáng ngợp ngôi chùa được dát bằng vàng thật